Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, thuộc Khu kinh tế Dung Quất, là nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam với công suất chế biến là 6,5 triệu tấn dầu thô/năm, đáp ứng từ 30 - 40% nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong cả nước. Đây cũng là một trong những dự án kinh tế lớn, trọng điểm quốc gia của Việt Nam trong giai đoạn đầu thế kỷ XXI.
Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, thuộc Khu kinh tế Dung Quất, là nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam với công suất chế biến là 6,5 triệu tấn dầu thô/năm, đáp ứng từ 30 - 40% nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong cả nước. Đây cũng là một trong những dự án kinh tế lớn, trọng điểm quốc gia của Việt Nam trong giai đoạn đầu thế kỷ XXI.
Với việc nhà máy được đi vào vận hành từ năm 2010 được đánh giá là công trình lọc dầu hiện đại bậc nhất khu vực Đông Nam Á.
Tổng giám đốc Công ty BSR Trần Ngọc Nguyên phát biểu tại Tọa đàm "Ngành dầu khí trong tầm nhìn mới về Chiến lược biển"
Sau gần 9 năm vận hành sản xuất và kinh doanh, Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR), đơn vị quản lý, vận hành Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đã đóng góp vào NSNN gần 7 tỷ USD, gấp hơn 2 lần tổng đầu tư ban đầu. Tổng sản phẩm Nhà máy cung ứng ra thị trường từ đầu dự án đến nay là trên 55 triệu tấn, đáp ứng được 40% nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong cả nước.
Hiện nay, BSR đang tập trung để tối ưu hóa tất cả các khoản chi phí, đem lại hiệu quả cao nhất, nộp ngân sách cao nhất. Đồng thời, nâng cấp, mở rộng nhà máy để đến năm 2022, các sản phẩm xăng dầu của BSR sẽ hoàn toàn đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng EURO 5 (hiện các sản phẩm xăng dầu của BSR đang đạt tiêu chuẩn EURO 2 và 3). Về tương lai xa hơn nữa, BSR tiếp tục phát triển hóa dầu. Hiện nay, nhu cầu về hóa dầu tại Việt Nam chỉ đáp ứng được 15%, vì vậy, lợi nhuận sản phẩm về sản phẩm hóa dầu là gấp 5 - 7 lần so với lọc dầu.
Theo đó, Dự án nâng cấp mở rộng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất có tổng mức đầu tư ước khoảng 1,8 tỷ USD, trong đó 30% là vốn chủ sở hữu, còn lại 70% tương đương với 1,27 tỷ USD sẽ đi vay.
Tuy nhiên, khi làm việc với các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước, điều kiện bắt buộc là phải có bảo lãnh Chính phủ. Đối với dự án Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, khi dự án nâng cấp mở rộng ban đầu là vay có bảo lãnh Chính phủ, tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay là không có bảo lãnh Chính phủ. Do vậy, BSR đề xuất Chính phủ xem xét sớm cấp thư bảo lãnh Chính phủ đối với phần vốn vay dự án này.
Cùng với đó, tại Quyết định số 1725 về cơ chế tài chính cho Công ty TNHH MTV Lọc hóa dầu Bình Sơn là đơn vị quản lý Nhà máy Lọc dầu Dung Quất được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành cho phép BSR cạnh tranh song phẳng trên thị trường, nghĩa là sẽ bãi bỏ thu điều tiết và BSR đã sản xuất kinh doanh hết sức hiệu quả. Tuy nhiên, Bộ Tài chính đang trình Chính phủ thu điều tiết, mà bản chất thu điều tiết là đánh thuế nhập khẩu cho hàng trong nước, điều này bất hợp lý khi Bộ Tài chính đã trình Chính phủ đã “cởi thoáng” cho BSR, đây cũng là chính sách không ổn định mà điều này đã cam kết với các nhà đầu tư, thông qua cổ phần hóa thành công.
T.Tâm (lược ghi)
Công ty BSR là doanh nghiệp tiêu biểu trong công tác PCCC
Ngày 28/10/2018, Viện Khoa học Phòng cháy chữa cháy (PCCC) đã tổ chức lễ biểu dương “Doanh nghiệp – doanh nhân tiêu biểu trong công ... |
Phụ nữ BSR – “Năng động, khỏe, đẹp”
Ngày 18/10, Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn đã tổ chức cuộc thi chạy với chủ đề “Phụ nữ BSR - Năng ... |
Hội thảo chiến lược lộ trình phát triển công tác ATSKMT của BSR
Ngày 17/10/2018, Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đã tổ chức Hội thảo chiến lược lộ trình phát triển công tác ... |
BSR tài trợ thiết bị y tế cho Bệnh viên Đa khoa Trung ương Quảng Nam
Ngày 16/10/2018, tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam đã diễn ra lễ bàn giao thiết bị y tế từ nguồn tài trợ ... |
Ngày đăng: 00:00 | 30/10/2018
/ Cổng thông tin điện tử BSR