Nhiều người sẵn sàng góp hàng nghìn tỷ đồng để xây chùa, nhưng không ai bỏ ra ngần ấy tiền xây trường học, theo TS Đàm Quang Minh.

Thu hút sự quan tâm và nguồn lực đóng góp của xã hội là một trong những vấn đề băn khoăn của TS Đàm Quang Minh và lãnh đạo một số trường đại học tư thục tại tọa đàm "Giáo dục tư thục và định hướng phát triển giáo dục tư thục Việt Nam", diễn ra tại ĐH Quốc tế Hồng Bàng, TP.HCM, chiều 6/5.

Các đại biểu đã bàn luận nhiều vấn đề liên quan thực trạng và khả năng phát triển giáo dục tư, trong đó có nhận thức của xã hội và việc thực hiện chính sách liên quan.

Giáo dục có phải phúc lợi xã hội?

GS.TS Mai Hồng Quỳ - Hiệu trưởng Đại học Hoa Sen - cho rằng trong việc phát triển giáo dục tư thục, vấn đề nhận thức là yếu tố quan trọng hàng đầu, cần được tập trung cải thiện.

Người học, phụ huynh, xã hội và đặc biệt là lãnh đạo nhận thức như thế nào về giáo dục tư thục là yếu tố quyết định mức độ thành công của hệ thống giáo dục này, bên cạnh đầu tư cho chất lượng.

Hiệu trưởng Đại học Hoa Sen cho rằng giáo dục tư thục có phát triển hay không phụ thuộc cơ sở giáo dục tư thục có giải quyết được bài toán chất lượng hay không. Tuy nhiên, vấn đề là sau khi có chất lượng rồi, họ thật sự có được đánh giá đúng với những gì đã có và đã làm không.

“Hiện nay, độ tin cậy đối với giáo dục tư thục chưa cao. Điều này có phần lỗi của giáo dục tư thục trong một thời gian chưa làm đúng điều cần làm”, bà Quỳ nói.

Đồng quan điểm trên, PGS.TS Thái Bá Cần - Phó tổng giám đốc phát triển đại học tập đoàn Nguyễn Hoàng - nhận định sự phát triển của giáo dục tư thục trong giai đoạn trước đây gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng bởi các yếu tố chủ quan và khách quan. Trong đó, có sự chiếm ưu thế cao của quan niệm xem giáo dục như một phúc lợi xã hội. Vì vậy, những hoạt động liên quan giáo dục tư thục thường bị đánh giá bởi cụm từ “kinh doanh giáo dục”.

ts dam quang minh nhieu nguoi gop nghin ty xay chua nhung khong bo tien xay truong

PGS.TS Thái Bá Cần quan tâm các yếu tố ảnh hưởng sự phát triển của đại học tư. (Ảnh: Zing)

Công bằng giữa công và tư

PGS.TS Thái Bá Cần nhận định: “Chúng ta nói về phát triển và sự đa dạng trong giáo dục nhưng trong nhiều văn kiện đều chủ yếu tập trung giáo dục công lập là chính. Chưa có các phương thức cho sự phát triển tư thục”.

Cùng với đó, ông Cần phân tích những lý do cần phát triển giáo dục tư, bao gồm thực trạng phát triển và mức độ quan tâm, tạo điều kiện của Nhà nước.

Đề xuất phát triển hệ thống giáo dục tư thục, PGS.TS Thái Bá Cần cho rằng cần cập nhật các mô hình mới vào văn bản pháp luật, quan tâm lĩnh vực đầu tư giáo dục và đặc biệt là cần có chính sách giúp trường tư thục tiếp cận các định chế tài chính quốc tế thay vì dành hoàn toàn cho hệ thống công lập.

Bàn về sự cân bằng trong chỉ tiêu đào tạo, TS Đàm Quang Minh - Hiệu trưởng Đại học Phú Xuân (Huế) - đưa dẫn chứng về thực trạng có điều kiện đào tạo nhưng không xin được chỉ tiêu ở các trường trung học tư thục tại Hà Nội.

Từ đó, TS Minh cho rằng trong định hướng sắp tới, sự phân biệt công tư cần phải được gỡ bỏ. Công với tư như hai cánh của giáo dục Việt Nam nhưng hiện nay một cánh 84% chỉ tiêu còn một cánh chỉ có 16%, như vậy là chưa hợp lý.

ts dam quang minh nhieu nguoi gop nghin ty xay chua nhung khong bo tien xay truong

TS Đàm Quang Minh cho rằng cần có sự công bằng giữa hệ thống giáo dục công lập và tư thục. (Ảnh: Zing)

Bàn về việc thu hút các nguồn lực xã hội để phát triển giáo dục đại học dân lập, TS Đàm Quang Minh đề xuất cần có cơ chế để thu hút hiến tặng cho giáo dục.

"Nhiều người sẵn sàng đóng góp hàng nghìn tỷ đồng để xây chùa, nhưng không ai dám bỏ ra ngần ấy tiền xây trường, trong khi trường học rất cần thiết", TS Minh nêu quan điểm.

Ông Phan Thanh Bình, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, cho hay dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi, bổ sung hiện nay dựa trên ba yếu tố: Tính mở, năng lực người học và tự chủ của cơ sở giáo dục; trong đó, bao gồm việc đặt ra tám khung năng lực để đánh giá trình độ.

Vấn đề tự chủ có ba mảng lớn: Chuyên môn học thuật, tổ chức và tài chính. Hệ thống trường tư thục sẽ giao quyền rất lớn về hội đồng và hiệu trưởng.

Tuy nhiên, ông Phan Thanh Bình cũng đặt ra vấn đề rằng với sự chi phối của nhà đầu tư đến hội đồng nhà trường, trong điều kiện Việt Nam, có thể đảm bảo vì mục đích giáo dục không hay sẽ bị lợi nhuận chi phối.

ts dam quang minh nhieu nguoi gop nghin ty xay chua nhung khong bo tien xay truong Giữ nhịp sản xuất, PVN đạt tổng doanh thu 4 tháng hơn 225 nghìn tỷ đồng

4 tháng đầu năm 2019, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và các đơn vị thành viên tiếp tục giữ vững nhịp sản xuất, triển ...

ts dam quang minh nhieu nguoi gop nghin ty xay chua nhung khong bo tien xay truong Lâu đài nghìn tỷ đồng của đại gia Ninh Bình

Nhiều chi tiết trong tòa lâu đài của ông Tiến thể hiện sự quyền uy như trần dát vàng, phòng nghe nhạc chứa được 300 ...

ts dam quang minh nhieu nguoi gop nghin ty xay chua nhung khong bo tien xay truong Khu đô thị bỏ hoang Mê Linh - nơi chôn vùi hàng nghìn tỷ đồng của nhà đầu tư

Một số chủ đầu tư thừa nhận hiện chưa tìm ra phương án khả thi để tiếp tục triển khai các dự án bị bỏ ...

Ngày đăng: 09:27 | 07/05/2019

/ https://vtc.vn