Câu chuyện áp dụng “kỷ luật thép” với học sinh không hẳn là câu chuyện riêng của Trường THPT Lương Thế Vinh. Bởi không ít giáo viên và cả phụ huynh hiện nay cũng đang lúng túng, không biết nên nghiêm khắc hay buông lỏng trong việc giáo dục ý thức con em mình?
Câu chuyện áp dụng “kỷ luật thép” với học sinh không hẳn là câu chuyện riêng của Trường THPT Lương Thế Vinh. Bởi không ít giáo viên và cả phụ huynh hiện nay cũng đang lúng túng, không biết nên nghiêm khắc hay buông lỏng trong việc giáo dục ý thức con em mình?
Người cho rằng, học sinh bây giờ hư, thiếu tôn trọng bạn bè và giáo viên, nên phải nghiêm khắc.
Người khác lại bày tỏ, nội quy của Trường THPT Trương Thế Vinh quá khắt khe với học sinh, khi quy định vào lớp muộn quá 5 phút không được vào lớp, phải lao động công ích trong suốt thời gian còn lại của một tiết; hay chỉ ấn nút thích khi đã đọc kỹ nội dung các bài viết trên Facebook, nếu ấn nút thích những bài viết có nội dung xấu, học sinh sẽ bị quy trách nhiệm…
Vậy ở những nước khác, giáo viên, nhà trường phạt học sinh hư như thế nào?
Không nên lạm dụng hình phạt
Theo khuyến nghị của Hiệp hội Chuyên gia tâm lý trường học quốc gia Mỹ (NASP), giáo viên không nên lạm dụng hình phạt mà phải áp dụng các biện pháp ngăn chặn những hành vi sai phạm của học sinh và dạy các em tính kỷ luật.
Bởi việc lạm dụng các hình phạt có thể dẫn tới những hậu quả tiêu cực như khiến học sinh căm ghét giáo viên và nhà trường và hình thành bầu không khí tiêu cực trong lớp học.
Khi phạt học sinh, giáo viên phải đảm bảo hình phạt hoàn toàn công bằng, hợp lý, mang tính chất giáo dục và hướng thiện.
Giáo viên không dùng roi vọt để trừng phạt học sinh
Tại các quốc gia phương Tây, hoàn toàn không có chuyện giáo viên dùng roi vọt để trừng phạt học sinh. Hình phạt phổ biến nhất ở các trường học tại Mỹ, Anh, Canada… là cấm túc.
Nhà trường buộc học sinh phải có mặt tại khu cấm túc trong giờ nghỉ hoặc sau khi tan học, hoặc thậm chí là ngày nghỉ cuối tuần.
Trước khi thực hiện cấm túc, nhà trường phải thông báo cho phụ huynh ít nhất 24 giờ, để gia đình chuẩn bị xe cộ đưa con đi hoặc có sự chăm sóc cần thiết.
Ngoài ra, một số trường học ở Anh, Mỹ còn áp dụng hình thức ‘lao động công ích’ như làu chùi lớp, dọn thùng rác, cạo các vết kẹo cao su dưới sàn, trồng cỏ trong sân trường, dọn bàn ăn cho lớp trong bữa trưa…, nhưng được áp dụng ngoài giờ học chính.
Đuổi học sinh hư là không nhân văn
Ở Anh, đuổi học có thời hạn trên 6 ngày thì nhà trường phải có trách nhiệm tư vấn, cung cấp cho phụ huynh, học sinh các hình thức giáo dục thay thế để học sinh vẫn tiếp tục được duy trì việc học, chỉ có điều là không ở trong lớp học thông thường.
Ở một số trường công tại Mỹ, việc đuổi học phải được cơ quan giáo dục hoặc tòa án thông qua.
Giải pháp đuổi học là hình thức kỷ luật \'chẳng đặng đừng\' và không nhân văn nên không nhiều nước áp dụng. Vì \'loại bỏ\' học sinh hư ra khỏi môi trường học đường (được xem là lành mạnh nhất) thì học sinh sẽ có nguy cơ phát triển nhân cách theo chiều hướng tệ hơn.
https://laodong.vn/giao-duc/truong-luong-the-vinh-giao-duc-nghiem-khac-giao-vien-phuong-tay-phat-hoc-sinh-nhu-the-nao-567725.ldo
Nhiều nhà giáo ủng hộ \'kỷ luật thép\' trong trường học
Nhiều nhà giáo cho rằng những hình phạt của trường Lương Thế Vinh là phù hợp, đủ sức răn đe, không phạm vào danh dự ... |
Kỷ luật trường học: Hà khắc hay linh động
Từ tâm thư “chưa vơi nụ cười, đã rơi nước mắt” của một phụ huynh về một trường tư, mấy ngày nay, nóng rẫy trên ... |
Trường bị tố hà khắc, học sinh THPT Lương Thế Vinh nói gì?
Một số học sinh và cựu học sinh THPT dân lập Lương Thế Vinh cho rằng duy trì kỷ luật nghiêm khắc là cần thiết ... |
Ngày đăng: 06:00 | 03/10/2017
/ Theo Bích Hà/báo Lao động