Bắc Kinh xây dựng phi pháp 2 trạm nghiên cứu trên quần đảo Trường Sa là hành vi “trộm cướp”, vi phạm trắng trợn chủ quyền hợp pháp của Việt Nam.

 

Trung Quốc vừa thông tin việc xây dựng 2 trạm nghiên cứu trên đá Subi và đá Chữ thập (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam), trong bối cảnh cả thế giới đang vật lộn chống Covid-19.

Xung quanh vấn đề này, trả lời VTC News, GS-TS Nguyễn Quang Ngọc, Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học Phát triển, ĐHQGHN cho rằng, đây là hành động nằm trong âm mưu độc chiếm biển Đông của Trung Quốc.

Trung Quốc vừa cho xây dựng phi pháp 2 trạm nghiên cứu trên đá Chữ Thập và Su Bi. (Ảnh: Getty Images)

Cả thế giới đang dồn sức vào cuộc chiến chống đại dịch Covid-19. Việt Nam chúng ta cũng căng mình tập trung vào trận chiến này.- Khi mà cả thế giới cũng như Việt Nam đang gồng mình chống đại dịch Covid-19, vì sao Trung Quốc lại chọn thời điểm này để ra tay?

Bắc Kinh lợi dụng bối cảnh này để “ra tay” trên biển Đông. Đó là hành động có chủ đích, thể hiện bản chất thâm hiểm, cơ hội chủ nghĩa của chính quyền Bắc Kinh.

Trung Quốc rất giỏi sử dụng những tình huống như này, vốn đã được kiểm chứng trong chiều dài lịch sử.

Tôi rất đồng tình với ý kiến của chuyên gia an ninh hàng hải Collin Koh, khi cho rằng, bất chấp đại dịch Covid-19 đang diễn ra, Bắc Kinh vẫn dành sự quan tâm tới các điểm nóng trên biển Đông. Và Quân đội Giải phóng nhân dân Trung Quốc sẵn sàng tác chiến bất chấp virus.

Và rằng, Bắc Kinh đang sử dụng mác "khoa học dân sự" để khẳng định yêu sách trên biển Đông. Đó là một trong những phương thức mà Trung Quốc thường làm, mà thế giới có thể bỏ qua.

Tôi cũng tin rằng, Trung Quốc sẽ tiếp tục các hoạt động trên Biển Đông bất chấp dịch bệnh Covid-19 đang diễn ra nghiêm trọng như hiện nay.

- Trung Quốc vẫn luôn vỗ ngực khoe khoang những điều tốt đẹp, nhưng nhân lúc Việt Nam đang sát cánh chặt chẽ cùng thế giới chống dịch, họ lén làm điều đáng lên án trên. Đó là hành động “vô liêm sỉ”, thể hiện bản chất “ngụy quân tử”?

Đúng vậy. Tôi phải nói rằng, những gì họ nói (Trung Quốc) và làm là hoàn toàn khác. Họ thường nói một đường, làm một nẻo trên biển Đông.

Cho nên kinh nghiệm của chúng ta từ xưa đến nay là đừng nghe những lời hoa mỹ của họ, vì sự thật khác xa như vậy.

Đối với hành động đặt 2 trạm nghiên cứu trên đảo Subi và Đá Chữ Thập, chúng ta cần nói thẳng vào vấn đề: Đó là hành động xâm phạm chủ quyền, lãnh thổ quốc gia của Việt Nam.

- Trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp hiện nay trên toàn cầu, Trung Quốc sẽ tiếp tục gây căng thẳng trên biển Đông?

Tôi muốn nhắc lại một lần nữa là mục đích sau cùng của Trung Quốc là muốn nuốt trọn biển Đông. Cho nên họ tìm mọi phương cách, mưu kế thâm độc, mọi cơ hội và thủ đoạn để thực thi mục tiêu đó.

Cho nên hành động đặt trạm nghiên cứu này cũng nằm trong chiến lược “gặm nhấm” biển Đông của Bắc Kinh. Trong tương lai, họ sẽ còn tiếp tục sử dụng chiến thuật này hoặc thay đổi sang một hình thức “chiếm đoạt” khác.

Cho nên, chúng ta hết sức cảnh giác, không được lơ là trước âm mưu, thủ đoạn của họ.

Trung Quốc xây dựng công trình trái phép trên đá Chữ Thập. (Ảnh: People\'s Daily)

Đúng vậy. Trung Quốc từ trước đến nay, vẫn luôn đặt mục tiêu tối thượng là chiếm toàn bộ biển Đông, biến thành “ao nhà”, “sân sau” phục vụ lợi ích quốc gia.- Vậy động thái xây 2 trạm nghiên cứu phi pháp trên đá Subi và đá Chữ Thập là bước tiến mới trong âm mưu “gặm nhấm” hòng độc chiếm biển Đông của Trung Quốc?

Ở đây, tôi muốn khẳng định rằng, họ không có cơ sở nào để xác thực chủ quyền tại biển Đông. Họ dựng lên cái gọi là “chủ quyền lịch sử” hết sức vô lý, khi cho rằng họ có chủ quyền tại 2 quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa từ thời cổ đại (trên thực tế Hoàng Sa – Trường Sa thuộc chủ quyền hợp pháp của Việt Nam- PV).

Những nhà nghiên cứu trong và ngoài nước chuyên tìm hiểu về lịch sử Trung Quốc rất bất ngờ và không thể tưởng tượng nổi tại sao Bắc Kinh dám “bịa đặt” thông tin trắng trợn như thế.

Có thể Bắc Kinh đang lợi dụng luật pháp quốc tế quy định về “lịch sử chủ quyền”. Tuy nhiên quy định này là dựa trên các bằng chứng cụ thể hay tư liệu gốc của các nhà nước, chứ không phải là “chủ quyền (Bắc Kinh) tự tưởng tượng ra”.

Nếu chiếu theo các chứng cứ lịch sử thì chủ quyền của Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam. Và rõ ràng, “đường lưỡi bò” là sản phẩm của trí tưởng tượng hay đúng hơn là điều “hoang tưởng” từ phía Bắc Kinh. Tòa án trọng tài quốc tế (tại La Hay, Hà Lan) đã bác bỏ yêu sách của Trung Quốc ngày 12/7/2016.

Phán quyết của Tòa án quốc tế đã rõ, song Trung Quốc phớt lờ và tiếp tục “đứng ngoài pháp luật” để thực hiện các mưu đồ phi pháp trên biển Đông. Đó không phải là biểu hiện của đất nước văn minh, tôn trọng luật pháp.

Họ bất chấp luật pháp quốc tế, hành xử theo tham vọng bành trướng của mình trên biển Đông, hòng chiếm trọn vùng biển này.

- Vì thế, bằng thủ đoạn hết sức tinh vi, Trung Quốc dùng hành vi dân sự để che giấu mục đích quân sự hoá Biển Đông?

Trung Quốc luôn xem biển Đông là lợi ích cốt lõi và là vùng biển nội địa của mình. Cho nên, họ muốn làm gì thì tự ý làm.

 

GS-TS Nguyễn Quang Ngọc: "Trung Quốc xây dựng 2 trạm nghiên cứu trên quần đảo Trường Sa là phi pháp, là hành vi “ăn trộm”, “xâm lược” lãnh thổ nước khác."

 

Bắc Kinh đã thành lập phi pháp thành phố Tam Sa trên biển Đông. Sau đó bí mật thực hiện việc việc cải tạo, xây dựng các đảo nhân tạo, hòng vươn “vòi bạch tuộc” xuống quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Khi bị thế giới lên tiếng phản đối, Bắc Kinh “ngụy biện” rằng, đó là cơ sở hậu cần, công trình phục vụ cho mục đích dân sự. Tuy nhiên, theo tôi, đó chính là những căn cứ quân sự hiện đại, nằm trong âm mưu sử dụng vũ lực khống chế toàn bộ biển Đông.

Việc xây dựng các trạm nghiên cứu, lí do được Bắc Kinh giải thích là để phục vụ cho mục đích nghiên cứu sinh thái học, địa chất học và môi trường. Tôi cho rằng, đó hoàn toàn là “dối trá”, “nói một đường, làm một nẻo”.

Nếu trạm nghiên cứu này được xây dựng vì mục đích hòa bình, phục vụ cho phát triển của khu vực, thế giới thì rất đáng được hoan nghênh. Song, đằng sau tuyên bố xây dựng vì mục đích khoa học là ý đồ quân sự hóa của chính quyền Bắc Kinh.

Rõ ràng khu vực này Trung Quốc không có chủ quyền thì việc xây dựng 2 trạm nghiên cứu trên quần đảo Trường Sa là phi pháp, là hành vi “ăn trộm”, “xâm lược” lãnh thổ của nước khác.

- Chúng ta cần làm gì trước hành động leo thang căng thẳng này của Trung Quốc?

Việc họ lợi dụng bối cảnh cả thế giới đang tập trung chống dịch bệnh để xây dựng trạm nghiên cứu phi pháp là hành vi “trộm cướp” và có chủ ý.

Trung Quốc luôn sẵn sàng và sẽ tiếp tục hành động theo muôn vàn cách thức để leo thang căng thẳng ở biển Đông. Việc đặt hai trạm nghiên cứu tại thời điểm dịch bệnh Covid-19 là biểu hiện mà chúng ta phải đề cao cảnh giác.

Chúng ta phải đấu tranh đến cùng, phải lên án mạnh mẽ trước hành động phi pháp của chính quyền Bắc Kinh. Đó là việc mà mỗi người dân cần đồng lòng, nhất trí để bảo vệ chủ quyền quốc gia.

- Xin cảm ơn ông!

Ngang nhiên dựng 2 trạm nghiên cứu ở Trường Sa: Đừng mong Trung Quốc ôn hoà hơn vì Covid-19

Chuyên gia Adam Ni tại Trung tâm chính sách Trung Quốc tại Canberra, Australia, bình luận:

“Tôi không nghĩ rằng nỗ lực khẳng định các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông sẽ bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Không có gì đáng ngạc nhiên khi Trung Quốc đang tiếp tục nỗ lực trong cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu vì vấn đề này cực kỳ quan trọng với Trung Quốc.

Theo tôi, các hành vi của Trung Quốc tại Biển Đông sẽ tiếp tục leo thang và đừng nên mong đợi Trung Quốc sẽ trở nên ôn hòa hơn ở vùng biển này vì virus”.

Nhà nghiên cứu Collin Koh, thuộc Viện Nghiên cứu Quốc tế Rajaratnam (Singapore) cho rằng việc Bắc Kinh lựa chọn thời điểm Việt Nam và các quốc gia trên thế giới đang gồng mình chống Covid-19 để thông báo là có ý đồ.

"Việt Nam không phải là nạn nhân duy nhất ở đây. Trung Quốc phần nào lợi dụng thực tế là các chính phủ ASEAN đang phải gồng mình chống dịch Covid-19 khiến họ không chú ý nhiều tới Biển Đông. Trong bất cứ trường hợp nào, giới tinh hoa ở Bắc Kinh vẫn không buông tha cho các vấn đề lợi ích cốt lõi của quốc gia mình.

Đó là lý do tại sao họ tiếp tục gây áp lực quân sự đối với Đài Loan và lên tiếng phản ứng trước hoạt động bảo vệ tự do hàng hải (FONOP) của chiến hạm Mỹ USS McCampbell gần quần đảo Hoàng Sa hôm 10/3", ông cho hay.

Trung Quốc tiếp tục xây dựng phi pháp 2 trạm nghiên cứu ở quần đảo Trường Sa
Về Lý Sơn nghe kể chuyện “âm vọng Hoàng Sa, Trường Sa“
Rộn ràng đón Tết ở Trường Sa

 

Ngày đăng: 15:16 | 25/03/2020

/ vtc.vn