Tàu phá băng hạng nặng sẽ được sử dụng cho hoạt động cứu hộ dọc theo tuyến "con đường tơ lụa vùng cực", một phần Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc.
Trong 5 năm tới, Trung Quốc có kế hoạch phát triển một tàu phá băng hạng nặng mới và các tàu nâng nửa chìm hạng nặng, để hỗ trợ các hoạt động hàng hải đang mở rộng của nước này.
Theo SCMP, tàu phá băng hạng nặng trên sẽ được sử dụng cho hoạt động cứu hộ dọc theo tuyến đường thương mại "Con đường tơ lụa vùng cực", một phần Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc.
Thiết kế tàu phá băng dự kiến sẽ được hoàn thành vào năm 2025, theo Bộ Giao thông Vận tải Trung Quốc.
Tàu Tiểu Long 2, một tàu phá băng của Trung Quốc. (Ảnh: Tân Hoa xã) |
Ngoài ra, cơ quan chức năng Trung Quốc cho biết “những bước đột phá đáng kể” trong việc đóng một tàu cứu hộ nửa chìm có trọng lượng 100.000 tấn cũng sẽ xuất hiện trong giai đoạn trên. Trong khi đó, mục tiêu 3 năm của Trung Quốc là hoàn thành thiết kế một tàu cứu hộ nửa chìm khác có khả năng nâng tải trọng lên tới 5.000 tấn ở vùng biển sâu.
Việc phát triển các tàu mới nằm trong một phần của kế hoạch phát triển 5 năm của Trung Quốc, được đưa ra vào đầu năm nay. Kế hoạch bao gồm các mục tiêu về khám phá biển sâu và vùng cực, các tàu chuyên dụng như những tàu hỗ trợ các hoạt động dưới biển sâu và tàu phá băng hạng nặng, cũng như kế hoạch phát triển các nhà máy điện hạt nhân nổi ngoài khơi.
Trung Quốc giới thiệu khái niệm "Con đường tơ lụa vùng cực" vào năm 2018, khuyến khích các công ty xây dựng cơ sở hạ tầng và thực hiện các chuyến đi thử nghiệm thương mại nhằm “mang lại cơ hội cho Bắc Cực” và tự tuyên bố mình là một “cường quốc gần Bắc Cực”.
Các tổ chức Trung Quốc kể từ đó mở tuyến vận chuyển hàng hóa mới và thực hiện các cuộc thám hiểm khoa học trong khu vực. Bắc Kinh cũng công bố kế hoạch phóng vệ tinh vào năm 2022 để theo dõi các tuyến đường vận chuyển và sự thay đổi của băng trên biển.
Trong đội tàu vùng cực, Trung Quốc có hai tàu phá băng hạng trung đang hoạt động nghiên cứu, cả hai đều chạy bằng năng lượng thông thường - tàu Tiểu Long, do Ukraine chế tạo vào những năm 1990 và tàu Tiểu Long 2, đi vào hoạt động năm 2019 và được đóng tại Trung Quốc với thiết kế hỗ trợ từ Phần Lan.
Với trọng lượng rẽ nước 14.000 tấn, Tiểu Long 2 là tàu phá băng nghiên cứu vùng cực đầu tiên trên thế giới có thể phá băng trong khi di chuyển về phía trước và phía sau. Nó có thể xuyên thủng 1,5m băng ở tốc độ 2 đến 3 hải lý/giờ. (3,7-5,5km/h).
Mỹ cũng đang mở rộng và hiện đại hóa hạm đội vùng cực của mình. (Ảnh minh họa) |
Tham vọng và sự hiện diện ngày càng tăng của Trung Quốc ở các vùng cực - nước này cũng đã tăng cường hoạt động ở Nam Cực, có 4 trạm nghiên cứu và trạm thứ 5 đang được xây dựng đã làm tăng căng thẳng địa chính trị và cạnh tranh với các nước khác trong đó có Mỹ và Nga.
Mỹ cũng đang mở rộng và hiện đại hóa hạm đội vùng cực của mình. Lực lượng tuần duyên Mỹ có một tàu phá băng hạng nặng Polar Star, một tàu phá băng hạng trung Healy đang hoạt động; ba tàu phá băng hạng nặng mới và ba tàu phá băng hạng trung đang đặt hàng, trong đó tàu hạng nặng đầu tiên sẽ được bàn giao vào năm 2024.
Nga có hạm đội mạnh nhất với 5 tàu phá băng chạy bằng năng lượng hạt nhân đang hoạt động và 5 tàu nữa đang được đóng - nhằm mục đích đảm bảo cho việc vận chuyển khí đốt quanh năm qua Bắc Cực. Hiện tại, đây là quốc gia duy nhất có tàu phá băng chạy bằng năng lượng hạt nhân. Loại mạnh nhất, lớp Arktika, có thể xuyên thủng lớp băng 2,8m và có trọng lượng rẽ nước 33.000 tấn.
Ngoài ra, Nga có một tàu phá băng hạt nhân lớp Lider mới dự kiến bàn giao vào năm 2027 và được kỳ vọng có thể phá vỡ lớp băng 4m, với trọng lượng rẽ nước 70.000 tấn.
Những thế lực "đáng gờm" ở Bắc Cực: Đội tàu phá băng nguyên tử độc nhất của Nga
Năm 1957, Liên Xô hạ thủy Lenin - tàu phá băng nguyên tử đầu tiên trên thế giới, đánh dấu kỷ nguyên thống trị của ... |
Trung Quốc sẽ ‘bắt tay’ Nga đóng tàu sân bay hạt nhân?
Giới chuyên gia tin rằng Nga và Trung Quốc sẽ đều được hưởng lợi nếu cùng nhau nghiên cứu phát triển các loại tàu phá ... |
Ngày đăng: 08:12 | 14/11/2021
/ vtc.vn