Trung Quốc đã và đang làm việc với một số nước ở khu vực Himalaya về hợp tác an ninh và chiến lược, và có thể muốn “thể chế hóa” các mối quan hệ đối tác này.

Một trong những biện pháp nổi bật nhất của Mỹ và các đồng minh trước sự trỗi dậy của Trung Quốc và mối đe dọa của nước này với trật tự quốc tế là phát triển nhóm Đối thoại An ninh Tứ giác, hay còn gọi là “QUAD”.

Trung Quốc coi QUAD (bao gồm Nhật Bản, Ấn Độ, Australia, Mỹ) là một phần chiến lược “bao vây” của Washington. Điều này khiến các nhà phân tích đặt câu hỏi có thể Bắc Kinh cũng sẽ hướng đến thành lập một nhóm đối trọng – không chỉ tập trung vào an ninh mà còn giải quyết các thách thức toàn cầu khác như chống khủng bố và biến đổi khí hậu.

Trung Quốc muốn thành lập ‘bộ tứ an ninh’ riêng ở Himalaya? - 1
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị và những người đồng cấp Afghanistan, Pakistan và Nepal trong cuộc họp trực tuyến hồi tháng 7/2020. (Ảnh: Tân Hoa xã)

QUAD tổ chức hội nghị thượng đỉnh đầu tiên hồi tháng 2. Tại đó, lãnh đạo 4 nước cam kết mang đến cho khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương 1 tỷ liều vaccine COVID-19 trước cuối năm 2022. Nhiều người xem đây là đáp lại chính sách ngoại giao vaccine của Trung Quốc.

Bắc Kinh đã phản ứng bằng cách tăng cường mối quan hệ hợp tác với Nga, thông qua “một loạt các cuộc tập trận quân sự và ngoại giao”, theo bài báo của Trung tâm Chiến lược và nghiên cứu quốc tế tại Mỹ. Bài viết cũng đặt ra câu hỏi “liệu Nga và Trung Quốc có hình thành nhóm riêng” khi dẫn chứng việc các bộ trưởng ngoại giao Nga và Trung Quốc gặp nhau tại Quảng Tây, Trung Quốc sau hội nghị QUAD.

Dù vậy, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã phủ nhận thông tin Nga-Trung có ý định thành lập liên minh quân sự. Ông cho biết trong chuyến đi đến Ấn Độ tuần trước rằng Matxcơva đang quan tâm đến các mối quan hệ hợp tác bao trùm và vì vậy liên minh như thế là “phản tác dụng”.

Đầu tháng 3, Bộ Quốc phòng Trung Quốc cũng nói không có kế hoạch thành lập liên minh quân sự với Nga, hai nước tuân thủ nguyên tắc “không liên minh, không đối đầu và không nhằm vào nước thứ ba”.

Các nhà quan sát cũng đặt ra một khả năng khác là những diễn biến gần đây đang khiến Trung Quốc muốn thể chế hóa một nhóm “QUAD Himalaya” bao gồm Trung Quốc, Nepal, Pakistan và Afghanistan, để đối trọng với QUAD.

Nhà phân tích Yury Yarmolinsky từ Viện Nghiên cứu chiến lược Belarus cho biết Trung Quốc đã làm việc với Nepal, Pakistan và Afghanistan về an ninh và hợp tác chiến lược.

Trong đó phải kế đến các dự án lớn như Hành lang kinh tế Trung Quốc-Pakistan, một phần của Vành đai và con đường, các khoản đầu tư trực tiếp cũng như viện trợ của Trung Quốc cho Nepal. Các nước cũng hợp tác giải quyết thách thức an ninh chung ở biên giới.

Bên cạnh đó, Pakistan được các nhà phân tích cho là sẵn sàng và có thể liên minh với Trung Quốc khi phản đối hành động của quân đội Mỹ trên đất Pakistan. Cả Pakistan và Trung Quốc cũng cùng có “xích mích” với Ấn Độ, liên quan đến các vấn đề biên giới.

Trung Quốc đã cố gắng đưa Nepal, Pakistan và Afghanistan lại với nhau trong một cuộc đối thoại về COVID-19.

Jagannath Panda, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Đông Á, Ấn Độ nói: “QUAD Himalaya của Trung Quốc cũng nhắm đến cân bằng với ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực. Khi Bắc Kinh mong muốn mở rộng ảnh hưởng của mình ở Nam Á, họ có thể sẽ nỗ lực hơn nữa để bắt đầu đối thoại thường xuyên với các quốc gia này, với mục đích dài hạn là thể chế hóa".

Tuy nhiên các nhà nghiên cứu đánh giá QUAD Himalaya là một “khả năng xa” ở thời điểm hiện tại. “Chừng nào Canbera, New Delhi, Tokyo và Washington (QUAD) không vượt qua ranh giới liên quan đến lợi ích quốc gia của Bắc Kinh”, nhóm QUAD của Trung Quốc sẽ chỉ tồn tại trên lý thuyết, theo Yarmolinsky.

Và dù nhóm này hình thành, đây cũng được nhận định là một liên minh lỏng lẻo. Trong khi nhiều quốc gia kể trên thân thiện với Trung Quốc, nền kinh tế tương đối yếu, năng lực quân sự kém và những vấn đề và thách thức trong nước chưa chắc đã khiến họ trở thành đồng minh đủ tốt, theo các chuyên gia.

Trung Quốc bị tố đưa "chiến lược cải bắp" lên dãy Himalaya Trung Quốc bị tố đưa "chiến lược cải bắp" lên dãy Himalaya

Trung Quốc gấp rút lập "làng định cư" ở các vùng tranh chấp trên dãy Himalaya, tương tự "chiến lược cải bắp" ở Biển Đông, ...

Mật ong điên - độc dược từ dãy Himalaya Mật ong điên - độc dược từ dãy Himalaya

Chỉ cần ăn một thìa mật ong điên, bạn có thể thấy ảo giác. Nhiều hơn, bạn sẽ bị ngộ độc hoặc thậm chí mất ...

Sân bay nguy hiểm nhất thế giới trên dãy Himalaya Sân bay nguy hiểm nhất thế giới trên dãy Himalaya

Nằm trên dãy núi Himalaya, Lukla tiềm ẩn các yếu tố gây rủi ro cho một chuyến bay như đường băng ngắn, áp suất thấp, ...

Ngày đăng: 10:00 | 18/04/2021

/ vtc.vn