Bắc Kinh nhấn mạnh tầm quan trọng của hiệp ước INF và cho rằng các bên nên duy trì thỏa thuận này thay vì tìm phương án thay thế.

trung quoc keu goi my khong rut khoi hiep uoc hat nhan voi nga

Ống phóng tên lửa 9M729 Nga trưng bày ở Moskva hôm 23/1. Ảnh: Reuters.

"Trung Quốc phản đối hành động rút lui của Mỹ, đồng thời kêu gọi Washington và Moskva giải quyết sự khác biệt thông qua đối thoại mang tính xây dựng", Reuters dẫn thông báo do Bộ Ngoại giao Trung Quốc công bố hôm qua, đề cập tới việc Mỹ bắt đầu tiến trình rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF) với Nga trong 6 tháng.

Bắc Kinh cảnh báo việc đơn phương rút khỏi hiệp ước có thể gây ra những hậu quả tiêu cực. "Là hiệp ước song phương quan trọng nhằm kiểm soát và giải giáp vũ khí, INF có vai trò to lớn trong việc cải thiện quan hệ giữa các cường quốc, củng cố hòa bình thế giới và khu vực, đồng thời duy trì sự cân bằng và ổn định chiến lược toàn cầu", Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết thêm.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm 1/2 tuyên bố Washington sẽ rút khỏi INF trong vòng 6 tháng, trừ khi Moskva tuân thủ hiệp ước một cách đầy đủ và có thể kiểm chứng. Mỹ cáo buộc tên lửa Novator 9M729 của Nga vi phạm thỏa thuận, bởi INF cấm hai bên phát triển mọi tên lửa hành trình phóng từ mặt đất có tầm bắn 500-5.500 km, trong khi Washington khẳng định mẫu 9M729 có tầm bay hơn 5.000 km.

Quân đội Nga tháng trước công khai mẫu tên lửa này, cho biết tầm bắn của nó là 480 km và không vi phạm hiệp ước, từ chối yêu cầu phá hủy tên lửa của Mỹ. Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng tuyên bố ngừng tuân thủ INF để đáp trả Mỹ, tuyên bố bắt đầu chế tạo tên lửa mới và yêu cầu các bộ trưởng không đàm phán giải giáp với Washington.

Ông chủ Điện Kremlin hồi tháng 12/2018 đề cập tới việc thuyết phục thêm các nước tham gia INF. Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết không ủng hộ phương án soạn thảo thỏa thuận kiểm soát vũ khí đa phương mới để thay thế INF bởi vấn đề quá phức tạp.

trung quoc keu goi my khong rut khoi hiep uoc hat nhan voi nga

Mỹ từ bỏ INF: Cuồng ngạo, bất chấp luật pháp quốc tế

Tham vọng của Mỹ có thể đẩy châu Âu vào một cuộc chiến tranh hạt nhân với Nga.

trung quoc keu goi my khong rut khoi hiep uoc hat nhan voi nga

Vì sao Mỹ khăng khăng rút khỏi INF?

Mỹ có thể rót tiền, chuyển giao công nghệ, linh kiện hoặc các tên lửa cũ để biến Ukraine thành mối đe dọa tên lửa ...

Ngày đăng: 16:40 | 04/02/2019

/