Toàn quyền Anh tại Hong Kong từng cảnh báo quân đội Trung Quốc đã lên kế hoạch can thiệp quân sự thu hồi hòn đảo trước 1997.

trung quoc co the tung len ke hoach thu hoi hong kong bang vu luc

Patten nhận lá cờ Anh được hạ xuống tại dinh thống đốc năm 1997. Ảnh: SCMP.

Cơ quan Lưu trữ Quốc gia Anh vừa công bố những tài liệu mật cho thấy cựu toàn quyền Anh tại Hong Kong Chris Patten từng yêu cầu Bộ Ngoại giao nước này đánh giá nguy cơ Trung Quốc can thiệp bằng biện pháp quân sự vào Hong Kong trước năm 1997, theo SCMP.

Yêu cầu này được Patten đưa ra vào cuối năm 1992, sau khi Trung Quốc tăng cường công kích ông vì đã soạn thảo gói cải cách bầu cử cho phép 2,7 triệu cử tri Hong Kong đi bỏ phiếu bầu đại diện của mình trong cuộc bầu cử Hội đồng Lập pháp (Legco) vào năm 1995.

Bắc Kinh nổi giận coi đây là một "ly rượu độc dân chủ" trong bối cảnh Hong Kong sắp được trao trả lại cho Trung Quốc và gọi Patten là "tội đồ nghìn năm" vì đã vi phạm các thỏa thuận Trung – Anh và cản trở quá trình chuyển giao Hong Kong một cách thuận lợi.

Patten lo sợ rằng Trung Quốc sẽ sử dụng vũ lực để thu hồi Hong Kong trước khi hòn đảo được trao trả theo thỏa thuận vào năm 1997. Tháng 1/1993, ông báo cáo lên chính phủ Anh rằng Bộ tư lệnh Quân khu Quảng Châu của Trung Quốc đã được giao nhiệm vụ lên kế hoạch khẩn cấp để thu hồi sớm Hong Kong.

Trong báo cáo gửi thủ tướng Anh khi đó là John Major, trưởng ban thư ký các vấn đề quốc phòng và hải ngoại nội các Pauline Neville-Jones viết rằng ủy ban cần xem xét các biện pháp cần làm nếu tình hình ở Hong Kong xấu đi sau khi đề xuất cải cách bầu cử của Patten được thực hiện.

"Cuộc họp nội các cần xử lý vấn đề căn bản là đề xuất này có nên được tiến hành bất chấp phản ứng của Trung Quốc hay không", Neville-Jones viết. "Nguy cơ là rất cao và đó sẽ là hành động không thể quay đầu".

trung quoc co the tung len ke hoach thu hoi hong kong bang vu luc

Một binh sĩ Trung Quốc đồn trú tại Hong Kong. Ảnh: SCMP.

Bà còn dẫn các báo cáo khác của Bộ Ngoại giao khẳng định chính phủ Trung Quốc có thể có hành động quyết liệt trước năm 1997, dù quan điểm rất cứng rắn này chưa được truyền đạt tới các quan chức cấp thấp hơn của Trung Quốc. Bộ trưởng Ngoại giao Doughlas Hurd được giao nhiệm vụ đánh giá về nguy cơ Trung Quốc can thiệp quân sự vào Hong Kong trước thời điểm này.

Cuộc họp nội các vào ngày 18/11/1992 có sự tham dự của thủ tướng Major cùng nhiều quan chức cấp cao như bộ trưởng ngoại giao, quốc phòng, nội vụ và cả thống đốc Patten, tuy nhiên kết quả cuộc họp không được công bố trong tài liệu mới giải mật.

Đến tháng 9/1993, truyền thông Trung Quốc đồng loạt dẫn lại tuyên bố của Đặng Tiểu Bình khi gặp thủ tướng Anh Margaret Thatcher vào năm 1982 rằng Bắc Kinh có thể thu hồi Hong Kong trước năm 1997.

Trước áp lực này, chính phủ Anh vẫn ủng hộ đề xuất của Patten và nó được thông qua vào tháng 6/1994, bảy tháng sau khi cuộc đàm phán Trung - Anh về các cuộc bầu cử ở Hong Kong đổ vỡ. Đến tháng 7/1997, Hong Kong được trao trả cho Trung Quốc theo mô hình "một quốc gia, hai chế độ".

Khi được hỏi về những thông tin mới được công bố, cựu toàn quyền Patten cho rằng tất cả những tài liệu về Hong Kong vào thập niên 1990 cần được công khai đầy đủ. "Tôi rất vui khi những tài liệu này nói lên những gì đã thực sự diễn ra vào thời kỳ đó", Patten cho hay.

Những tài liệu này được giải mật trong bối cảnh Trung Quốc gần đây liên tục đe dọa sẽ thu hồi Đài Loan bằng vũ lực và yêu cầu chính quyền Đài Loan chấp thuận thống nhất theo mô hình Hong Kong, Macau. Tuy nhiên, lãnh đạo Đài Loan khước từ đề xuất này và cho rằng Bắc Kinh cần tôn trọng tâm tư, nguyện vọng của người dân hòn đảo.

Bình An

trung quoc co the tung len ke hoach thu hoi hong kong bang vu luc Tên sát nhân ra tay dã man vào đêm mưa chấn động Hong Kong

Lâm Quá Vân là cái tên từng khiến người dân Hong Kong sợ hãi vào những năm 1980. Ông ta nay đã 63 tuổi, đang ...

trung quoc co the tung len ke hoach thu hoi hong kong bang vu luc Hong Kong đề xuất hình sự hóa tội phỉ báng quốc ca Trung Quốc

Các quan chức đặc khu Hong Kong đang có kế hoạch đề xuất đạo luật khép hành vi coi thường quốc ca Trung Quốc là ...

Ngày đăng: 16:52 | 13/01/2019

/