Bắc Kinh từ chối tham gia vào các cuộc thảo luận giải trừ hạt nhân cùng với Mỹ và Nga, khẳng định không có ý định gia nhập bất kỳ cuộc đàm phán ba bên nào.

Tuyên bố này được người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng đưa ra trong buổi họp báo thường kỳ hôm 6/5.

Ông Cảnh khẳng định kho dự trữ hạt nhân của Bắc Kinh đang ở mức "thấp nhất" trong nhu cầu an ninh quốc gia của nước này và kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc không thể so sánh với Matxcơva và Washington.

"Trung Quốc phản đối việc các quốc gia khác nói thay Trung Quốc về vấn đề kiểm soát vũ khí và sẽ không tham gia vào bất cứ bàn đàm phán 3 bên nào về thỏa thuận giải trừ hạt nhân", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh.

trung quoc bac bo de xuat tham gia thoa thuan hat nhan voi nga my

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng. (Ảnh: Sankei)

Tuy nhiên, ông này cũng khẳng định Bắc Kinh vẫn sẽ tiếp tục ủng hộ việc cấm hoàn toàn và phá hủy triệt để vũ khí hạt nhân, đồng thời nhấn mạnh các quốc gia có kho vũ khí hạt nhân lớn nhất phải có trách nhiệm "giảm vũ khí hạt nhân theo cách có thể kiểm chứng và không thể đảo ngược".

Tuyên bố này của vị quan chức ngoại giao Trung Quốc được đưa ra vài ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Nga Vladimir Putin thảo luận về khả năng ký kết một thỏa thuận mới nhằm hạn chế vũ khí hạt nhân, có thể có sự tham gia của cả Trung Quốc trong cuộc điện đàm hôm 3/5.

"Tôi nghĩ rằng chúng ta có thể bắt đầu thứ gì đó rất nhanh giữa Nga và chúng tôi và có thể là cả Trung Quốc. Chúng ta đang nói tới việc không phổ biến vũ khí hạt nhân và một thỏa thuận hạt nhân nào đó. Tôi nghĩ nó sẽ là một vấn đề rất toàn diện", ông Trump nói trong một tuyên bố đưa ra sau đó.

Vấn đề này cũng được nhà lãnh đạo Mỹ mang ra thảo luận khi ông tiếp đón Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc tại Washington hồi đầu tháng 4. Vào thời điểm đó, ông Lưu tỏ ra quan tâm về vấn đề này, nói thêm rằng đó là "ý tưởng tốt".

Đề xuất đàm phán hạt nhân 3 bên được đưa ra trong bối cảnh số phận của Hiệp ước Cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược (START) đang trở nên mong manh hơn bao giờ hết.

Hiệp ước START được Nga và Mỹ ký năm 2010, có hiệu lực từ năm 2011, quy định về việc cắt giảm kho vũ khí hạt nhân của cả hai bên để đến đầu năm 2018, tổng số vũ khí không được vượt quá 700 tên lửa đạn đạo liên lục địa, tên lửa đạn đạo trên tàu ngầm và máy bay ném bom hạng nặng, cũng như 1.550 đầu đạn hạt nhân và 800 bệ phóng. Hiệp ước này sẽ hết hạn vào năm 2021.

Tuy nhiên, với quyết định rút Mỹ khỏi thỏa thuận Hiệp ước các Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF) mà Mỹ đưa ra hồi tháng 2 kéo theo quyết định tương tự từ Nga, giới chuyên gia lo ngại START có cũng có thể sẽ phải chịu chung số phận với INF.

trung quoc bac bo de xuat tham gia thoa thuan hat nhan voi nga my Iran sẽ tái khởi động chương trình hạt nhân để đáp trả Mỹ

Tổng thống Iran sẽ thông báo giảm một số cam kết trong thỏa thuận hạt nhân vào đúng ngày tròn một năm Mỹ thông báo ...

trung quoc bac bo de xuat tham gia thoa thuan hat nhan voi nga my Trump nói Trung Quốc muốn tham gia hiệp ước hạt nhân với Mỹ và Nga

Trump và Putin điệm đàm về khả năng thiết lập thỏa thuận có sự tham gia của Trung Quốc để giảm đầu đạn hạt nhân.

trung quoc bac bo de xuat tham gia thoa thuan hat nhan voi nga my Theo vết xe đổ: Gorbachev kêu gọi Nga giải trừ hạt nhân

Nga có nên nghe theo lời Trump từ bỏ vũ khí hạt nhân không?

trung quoc bac bo de xuat tham gia thoa thuan hat nhan voi nga my Nữ điệp viên góp phần giúp Liên Xô tăng tốc phát triển bom hạt nhân

Trong khoảng 35 năm, nữ điệp viên Norwood đã sao chép và chuyển cho Liên Xô hàng trăm tài liệu mật về chương trình hạt ...

Ngày đăng: 14:57 | 07/05/2019

/