Theo truyền thông quốc tế, quy định mới của Trung Quốc mang tên Tiêu chuẩn tùy nghi xử phạt hành chính nghề cá trên biển đã có hiệu lực từ hôm 26/11, song chỉ được công bố trên cổng thông tin của Bộ Nông nghiệp và Nông thôn nước này hôm 23/12.

Phía Trung Quốc cho biết, mục đích của quy định "Tiêu chuẩn tùy nghi xử phạt hành chính nghề cá trên biển" là nhằm tiêu chuẩn hóa các hình thức xử phạt hành chính trong lĩnh vực nghề cá, đảm bảo việc thực hiện công bằng, chính đáng và hợp lý cũng như bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước và công dân.

Cụ thể, ngư dân nước ngoài có thể bị phạt tới 400.000 Nhân dân tệ (~62.700 USD) nếu hoạt động không có sự đồng ý của Trung Quốc trong "vùng đặc quyền kinh tế hoặc thềm lục địa mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền". Những ngư dân này có thể bị hải cảnh Trung Quốc trục xuất và tịch thu các thiết bị đánh bắt.

Trung Quốc ra

Tàu hải cảnh Trung Quốc. Ảnh: Reuters.

Theo truyền thông quốc tế, quy định mới của Trung Quốc mang tên Tiêu chuẩn tùy nghi xử phạt hành chính nghề cá trên biển đã có hiệu lực từ hôm 26/11, song chỉ được công bố trên cổng thông tin của Bộ Nông nghiệp và Nông thôn nước này hôm 23/12.

Hơn nữa, nếu ngư dân nước ngoài đánh bắt trong khu vực Trung Quốc coi là "lãnh hải" hoặc sát bờ biển nước này, họ có thể bị phạt tới 500.000 nhân dân tệ (~78.500 USD) và bị tịch thu tàu thuyền.

Quy định mới còn nêu rõ, nếu "các hoạt động bất hợp pháp" xảy ra tại khu vực mà chính quyền địa phương nước này đã quy định mức xử phạt nặng hơn thì sẽ áp dụng hình phạt của địa phương trước. Hiện tại, các quy định mới đang được thực hiện thử nghiệm trước khi có hiệu lực lâu dài.

Giới chuyên gia lo ngại, việc Trung Quốc đưa ra các quy định mới trên biển Đông, nơi nước này đơn phương nêu yêu sách chủ quyền phi lý, thậm chí cho rằng một số vùng biển thuộc "lãnh hải" của mình trái với quy định của luật pháp quốc tế, có thể khiến căng thẳng leo thang tại khu vực.

Đây không phải lần đầu tiên Trung Quốc đơn phương đưa ra các quy định và áp dụng tại các vùng biển tranh chấp. Kể từ năm 1999, nước này đã ngang nhiên áp đặt lệnh cấm đánh bắt từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm ở biển Đông, bất chấp sự phản đối của Việt Nam và nhiều nước. Truyền thông Trung Quốc còn đưa tin về việc bắt giữ số lượng lớn tàu nước ngoài mỗi năm trong thời gian áp lệnh cấm.

Được biết, hồi tháng 1, Trung Quốc đã thông qua luật hải cảnh mới, cho phép lực lượng hải cảnh phá hủy các công trình do nước ngoài xây dựng ở vùng biển hoặc trên các đảo mà Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền. Ngoài ra, luật còn cho phép lực lượng hải cảnh Trung Quốc lên tàu, khám xét hoặc nổ súng vào các tàu nước ngoài hoạt động trong vùng biển mà Bắc Kinh đòi yêu sách chủ quyền.

Bình luận về luật hải cảnh nêu trên, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng trong thông cáo hồi tháng 1 đã đề nghị các nước khi ban hành và triển khai văn bản pháp luật quốc gia liên quan đến biển cần tuân thủ luật pháp, điều ước quốc tế mà mình là thành viên, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS).

Bà Hằng tái khẳng định: "Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế; chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển phù hợp với UNCLOS và sẽ kiên quyết, kiên trì các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế để bảo vệ các quyền hợp pháp, chính đáng đó".

Mỹ cấm nhập khẩu sản phẩm từ Tân Cương Mỹ cấm nhập khẩu sản phẩm từ Tân Cương

Trong bối cảnh quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh căng thẳng, Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 23/12 ký một luật mới cấm nhập ...

Quân đội Trung Quốc mở rộng các hệ thống tác chiến điện tử gần Biển Đông Quân đội Trung Quốc mở rộng các hệ thống tác chiến điện tử gần Biển Đông

Việc mở rộng các hệ thống thu thập tình báo trên đảo Hải Nam sẽ cung cấp cho Trung Quốc khả năng theo dõi các ...

Ngày đăng: 08:49 | 29/12/2021

/ cand.com.vn