Đến Trung Hoa, du khách dễ choáng ngợp bởi cảnh đẹp, nhưng cũng dễ rơi vào cảm giác bất an khi mua bán và cách làm du lịch của người Trung Quốc. Đi hết hành trình chuyến khám phá đất nước Trung Hoa, rất nhiều người trong đoàn chúng tôi đều có chung cảm nhận như vậy...

trung hoa nhung chuyen duong xa tuyet chieu moc tui du khach 12 điều cần biết để sống sót trên đường du lịch
trung hoa nhung chuyen duong xa tuyet chieu moc tui du khach 14 chiêu lừa khiến du khách mất tiền oan ở Trung Quốc

Nông dân giỏi bán hàng

Không đến Trung Quốc, không thể biết được người Hoa có tài buôn bán thế nào! Họ có thể làm cho một người cảnh giác nhất cũng phải dốc ví để mua hàng của họ. Trong những địa điểm lựa chọn tham quan chúng tôi được giới thiệu đến danh thắng Thập Tam Lăng, đây là vùng lăng mộ của 13 đời vua nhà Minh do Vua Chu Hạo khởi công xây dựng, mất 18 năm mới khánh thành. Đây cũng là vùng trồng đào nổi tiếng của Trung Quốc. Theo lời người hướng dẫn viên Từ Tiến: “600 năm trước, khi Vua Chu Hạo băng hà, những hoàng thân quốc thích của nhà vua bỏ hoàng cung về đây trông coi lăng mộ cho nhà vua. Giờ đây, sau bao vật đổi sao dời, con cháu của họ là những nông dân trồng đào thứ thiệt”.

trung hoa nhung chuyen duong xa tuyet chieu moc tui du khach

Khách được mời tự tay kéo tơ tằm làm chăn ở Nhà máy tơ lụa số 1 tại TP.Tô Châu. Ảnh: N.A

Cách bán hàng của những nông dân trồng đào khiến người ta rất khó từ chối. Họ và người hướng dẫn viên đã làm quen với nhau từ trước. Đầu tiên họ gửi đào để cả đoàn ăn thử. Phải nói rằng những quả đào của vùng Thập Tam Lăng này rất khác biệt, ăn rất giòn mà lại ngọt, chứ không xốp và nhạt như những thứ đào mà chúng tôi mua ở những cửa hàng bán trái cây bán ở Tô Châu, Hàng Châu hay mua trong nước ta. Sau đó họ mời khách vào thăm quan vườn đào. Nhiều người trong đoàn chúng tôi vẫn còn nghi ngờ về độ an toàn (bị phun hay ngâm tẩm thuốc) của những trái đào này, một bác nông dân trồng đào liền tháo lớp vỏ bao một quả rồi ăn ngay tại vườn... Ông bảo, tất cả quả đào từ khi còn nhỏ tới lớn đều được bọc vỏ bao để tránh bị chim ăn, nếu phun thuốc cũng không có lợi cho quả đào... Tin tưởng lời nói và chiêu tiếp thị của lão nông, đoàn chúng tôi xuống tiền mua ngay. 160kg đào đượt đặt hàng, với giá 20 tệ/kg (khoảng 70.000 đồng/kg). Chúng tôi trả tiền trước, còn đào sáng sớm hôm sau mới được hái, đóng thùng theo nhu cầu từng người và vận chuyển thẳng đến sân bay Bắc Kinh giao cho khách...

Như đúng hẹn, trước giờ làm thủ tục lên máy bay, đoàn chúng tôi nhận được 20 thùng đào. Về nhà kiểm nghiệm thì chất lượng đúng như tiếp thị và cam kết, rất tươi và ngọt, giòn.

Những người nông dân của Trung Quốc không chỉ tìm đến những đoàn khách du lịch để bán đào, mà họ còn bán cả hạnh nhân, táo mật... Điểm chung là tất cả các sản phẩm họ làm ra đều có liên kết với công ty và hướng dẫn viên du lịch để bán. Họ chính là những người tự tìm lối thoát cho sản phẩm nông nghiệp của mình.

Như bị thôi miên, mọi người lại đổ xô mua hàng. Hết tiền tệ, họ trả bằng đôla rồi bằng cả tiền Việt Nam. Giám đốc Cường bảo: “Cửa hàng “linh động” lấy tất tần tật miễn sao khách hàng hài lòng”... Vậy nên, ra đến sân bay, nhiều người trong đoàn không còn xu nào trong túi.

Giá cả “từ đỉnh cao xuống vực sâu”

Đi du lịch Trung Quốc, thật là khó để tìm được một điểm du lịch nào, mà người ta không đưa du khách vào những khu mua sắm. Và người Trung Quốc có thật nhiều “chiêu trò” để hấp dẫn, khiến du khách móc ví mua đồ.

Trước khi rời Bắc Kinh, chúng tôi được đưa đến Thế giới ngọc ở trung tâm Vương Phủ Tỉnh. Ở đây bày la liệt ngọc bích, đá quý, đồ nữ trang, kem dưỡng da làm từ ngọc trai... Cô bán hàng trẻ tên Mai, nói tiếng Việt lơ lớ mời khách vào phòng uống trà miễn phí và mang lọ kem sản xuất từ ngọc trai ra, lấy cho mỗi người một tý bôi lên tay và nhờ chúng tôi về nước quảng bá giúp sản phẩm này. Mười phút sau, một cô bán hàng khác ra nói với cô này điều gì đó. Cô ta vui vẻ nói với chúng tôi: “Quý vị hôm nay thật là may mắn, thư ký của giám đốc vừa ra nói với tôi là giám đốc công ty sẽ tiếp đoàn vì anh ấy rất quý người Việt Nam”. Cô vừa dứt lời, một người đàn ông mặc áo vàng đeo trên cổ và tay nhiều trang sức và cầm 1 cuộn giấy bước vào. Anh ta nói tiếng Việt rất chuẩn và tự giới thiệu tên là Cường sinh năm 1979, hiện là Giám đốc công ty. Anh ta khoe đã từng ăn thịt chó, bún đậu mắm tôm, phở Hà Nội; đặc biệt Cường khen nước mắm Việt Nam thì ngon tuyệt cú mèo...

Giọng Cường lên trầm xuống bổng, pha trò dí dỏm khiến đoàn khách hào hứng. Đặc biệt hơn nữa, Cường bảo “lâu lắm mới có một đoàn khách Việt Nam đến đây, nên em quyết định giảm giá 50% hàng hóa cho đoàn”. Tỳ hưu giá 700 tệ/con nhỏ, giảm còn 300 tệ; kem ngọc trai giá giá 200 tệ/hộp, chỉ bán giá hữu nghị 100 tệ/hộp... Nhiều người reo lên, vội vàng cầm ngay mấy hộp kem như sợ hết. Có người mua cả lố (12 hộp) về làm quà. Những người đã trót mua tỳ hưu giá 700- 800 tệ/con ở nơi khác thì “tiếc ngẩn ngơ”...

Thấy một chị trong đoàn chúng tôi thích thú chiếc vòng ngọc xanh có giá niêm yết 28.888 nhân dân tệ (khoảng 90 triệu đồng), nhân viên cửa hàng tha thiết mời đeo thử, khen đẹp rồi bảo sẽ giảm giá... Hai bên “cò cưa”, cuối cùng chiếc vòng được bán với giá 1.800 tệ (khoảng 6 triệu đồng)!

http://danviet.vn/du-lich/trung-hoa-nhung-chuyen-duong-xa-tuyet-chieu-moc-tui-du-khach-811314.html

Ngày đăng: 15:23 | 07/10/2017

/ Dân Việt