Trong khi các ngân hàng “đánh tiếng” sẽ siết tín dụng bất động sản thì lãi suất cho vay mua nhà gần đây cũng có nhiều thay đổi.

Trong khi tăng trưởng tín dụng bất động sản đang chậm dần đều và các ngân hàng muốn siết cho vay bất động sản thì lãi suất cho vay mua nhà duy trì mức rất thấp. Trong tháng 8, lãi suất cho vay mua nhà tại một số ngân hàng thương mại có xu hướng giảm nhẹ.

Cụ thể, Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), lãi suất cho vay mua nhà giảm từ 0,5% xuống 7,49% so với tháng trước. Đây là mức giảm tương đối mạnh. Lãi suất tại Standard Chartered cũng giảm nhẹ xuống 6,19%/năm.

Trong khi đó, mức “đáy” vẫn thuộc về Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam (PVCombank). PVCombank khá ưu đãi cho khách hàng lĩnh vực bất động sản khi áp dụng lãi suất chỉ 5%/năm. Tỷ lệ cho vay tối đa tại PVCombank lên đến 85%. Kỳ hạn vay tối đa là 20 năm.

Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) và VPBank đứng ở vị trí thứ hai trong danh sách các ngân hàng có lãi suất cho vay mua nhà thấp nhất với 5,9%/năm. Ngoài ra, 2 đơn vị này có thêm ưu đãi khác nhau.

Tại TPBank, tỷ lệ cho vay tối đa lên đến 90% nhưng thời hạn vay là 20 năm. Còn tại VPBank, tỷ lệ cho vay tối đa thấp hơn, chỉ 75% nhưng thời hạn cho vay lên đến 35 năm.

Một số đơn vị khác có mức lãi dưới 7%/năm. Đó là Standard Chartered (6,19%/năm), Woori Bank (6,1%/năm), Shinhan Bank (6,2%/năm), BIDV (6,2%-6,6%/năm), Techcombank (6,69%/năm), Hong Leong Bank (6,75%/năm), Vietcombank (6,79%/năm),…

Ở chiều ngược lại, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thươn Tín (Sacombank) có lãi suất cho vay mua nhà cao nhất lên đến 8,5%/năm. Tuy nhiên, so với hồi cuối năm ngoái, lãi suất tại Sacombank đã giảm rất sâu, giảm tới 3%.

Đứng sau Sacombank là Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam – VIB (8,3%/năm), HSBC (7,99%/năm), Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – VietinBank (7,7%/năm), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Agribank (7,5%/năm)…

Trong làn sóng COVID-19 lần 4, lãi suất cho vay mua nhà ra sao? - 1
Lãi suất cho vay mua nhà giảm nhẹ và tiếp tục duy trì đáy 5%/năm.

Mới đây, trong cuộc họp cuộc họp diễn ra hồi cuối tháng 6/2021 của Ngân hàng Nhà nước để công bố thông tin kết quả hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu 2021, tín dụng bất động sản nhận được sự quan tâm lớn từ giới tài chính.

Theo đó, tốc độ tăng tín dụng bất động sản 3 năm nay có xu hướng giảm dần. Tính đến 30/4, tín dụng bất động sản tăng 4,83%, dự kiến hết tháng 6 tăng 5,5%.

Trên thực tế, tại một số ngân hàng còn tăng trưởng âm về tín dụng bất động sản.

Ví dụ, tại thời điểm cuối quý 2/2021, dư nợ của hoạt động kinh doanh bất động sản của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) chỉ đạt 32.422 tỷ đồng, giảm 4.502 tỷ đồng, tương đương 12,2% so với hồi cuối năm 2020. Tỷ lệ cho vay bất động sản/tổng dư nợ tín dụng giảm từ 12,7% xuống 10,43%.

Tương tự, tại Ngân hàng TMCP Quân đội (MB), dư nợ của hoạt động kinh doanh bất động sản giảm từ 9.395 tỷ đồng xuống 9.321 tỷ đồng, tương ứng mức giảm tỷ lệ từ 3,15% xuống 2,81%.

Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước khẳng định tăng trưởng tín dụng bất động sản vẫn trong tầm kiểm soát chặt chẽ của cơ quan này.

Ngân hàng Nhà nước đánh giá đến thời điểm diễn ra cuộc họp (cuối tháng 6), giá đất nền tại các địa phương giảm nhiều, thị trường đã ổn định. Dù vậy, Ngân hàng Nhà nước đánh giá tín dụng bất động sản vẫn còn nhiều rủi ro nên Ngân hàng Nhà nướ ctiếp tục chỉ đạo các tín dụng kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào lĩnh vực này.

Mới đây, Vụ Dự báo, Thống kê - Ngân hàng Nhà nước đã công bố kết quả của Cuộc điều tra xu hướng tín dụng của các tổ chức tín dụng. Một trong vấn đề đáng lưu chính chính là việc các ngân hàng thương mại bày tỏ mong muốn siết tín dụng bất động sản dù tăng trưởng tín dụng bất động sản đang chậm dần đều.

Hòa Bình

Nhiều sếp lớn ngân hàng lên tiếng cam kết, mặt bằng lãi suất cho  vay sắp giảm? Nhiều sếp lớn ngân hàng lên tiếng cam kết, mặt bằng lãi suất cho vay sắp giảm?
Khốn khổ vì vay tín dụng đen lãi suất hơn 500% một năm Khốn khổ vì vay tín dụng đen lãi suất hơn 500% một năm

Ngày đăng: 17:24 | 06/08/2021

/ vtc.vn