Theo đánh giá của Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước, năng lực tiếng Anh của các ứng viên giáo sư và phó giáo sư năm nay đã tốt hơn các năm trước, do phần lớn đã từng được đi du học theo Đề án 322, Đề án 911, hoặc có hợp tác quốc tế hiệu quả.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến là một trong những tân giáo sư từng khiến người dân bất ngờ về khả năng nói tiếng Anh như gió tại một hội thảo quốc tế. Ảnh minh họa: Dân trí.
Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước vừa công bố danh sách ứng viên đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2017.
Tổng số người đạt tiêu chuẩn GS, PGS năm 2017 là 1.226 người, tăng gần 60% so với năm trước.
Vì số lượng người được phong GS, PGS tăng đột biến vào thời điểm được coi là "nhạy cảm" - chỉ còn 1 năm nữa sẽ áp dụng tiêu chuẩn mới về phong chức danh GS, PGS, nên nhiều ý kiến cho rằng đây có thể là "chuyến tàu vét", trước khi tiêu chuẩn xét duyệt GS, PGS thay đổi theo chiều hướng siết chặt hơn trong thời gian tới.
Theo quy định mới, ứng viên phải có ít nhất 1-2 bài báo công bố quốc tế. Đây được xem là một rào cản rất lớn đối với nhiều người. Năng lực có hạn trong việc sử dụng ngoại ngữ của các tác giả Việt Nam được cho là một trong lý do chính khiến các bài báo bị tập san quốc tế từ chối công bố.
Trước những lo ngại về chất lượng, cũng như khả năng ngoại ngữ của những ứng viên GS, PGS năm 2017, Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước khẳng định: Năng lực tiếng Anh của các ứng viên năm nay tốt hơn các năm trước, nhất là các ứng viên trẻ. Các ứng viên được đi du học theo Đề án 322, Đề án 911 của Chính phủ, ứng viên của các cơ sở giáo dục đại học đã có hợp tác quốc tế hiệu quả. Đa phần các ứng viên đều sử dụng tốt ngoại ngữ trong việc nghiên cứu.
Điều này thể hiện ở các bài báo khoa học được công bố trên các tạp chí ISI và Scopus của các ứng viên trong các năm gần đây tăng nhanh và năm 2017 là 5.316. Nhiều nhất là ngành Vật lý, với 1.177 bài khoa học được công bố.
Nhiều ứng viên có đề tài nghiên cứu khoa học đã được ứng dụng và chuyển giao công nghệ, đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội tốt.
Một số ứng viên được trao giải thưởng quốc tế có uy tín vì thành tích nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng, như: Ông Nguyễn Thế Hoàng (Bệnh viện Trung ương quân đội 108), giải thưởng A.v.Humboldt, APKO, J.N. Von Nussbaum của Đức; bà Nguyễn Thị Kim Tiến (Bộ Y tế) được trao Huân chương Bắc đẩu Bội tinh của Pháp…
Theo tính toán, tuổi trung bình của Giáo sư năm nay là 53. Tỉ lệ Giáo sư, Phó giáo sư với nữ tăng lên 28 - 29%. TPHCM và Hà Nội là hai địa phương có số lượng đạt chuẩn Giáo sư, Phó giáo sư nhiều nhất. Trong số 85 Giáo sư được công nhận, ngành Y học có số người đạt chuẩn giáo sư nhiều nhất là 19 người. Số người đạt Phó giáo sư của ngành này là 172 người. |
Vì sao có sự tăng đột biến giáo sư, phó giáo sư?
GS Trần Văn Nhung - Tổng thư ký Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước - lý giải: Việc tăng giáo sư, phó giáo ... |
Giáo sư trẻ nhất Việt Nam năm 2017 mới 36 tuổi
Người trẻ tuổi nhất được phong giáo sư năm 2017 là ông Phạm Hoàng Hiệp (sinh năm 1982) thuộc Viện Toán học, Viện Hàn lâm ... |
Ngày đăng: 11:42 | 03/02/2018
/ https://laodong.vn