Thất bại đau thương trong sự kiện Trân Châu Cảng năm xưa có thể sẽ được Triều Tiên tái diễn thêm một lần nữa khi Mỹ cho thấy sự chuẩn bị quá hời hợt.

trieu tien duoi goc nhin tran chau cang

Trân Châu Cảng là bài học lớn về sự chuẩn bị dành cho Mỹ.

Nếu Triều Tiên một phóng tên lửa mang đầu đạn hạt nhân tấn công một thành phố hoặc căn cứ quân sự, Mỹ sẽ mất bao nhiêu lâu mới nhận được cảnh báo?

Câu hỏi này càng trở nên khó trả lời hơn sau vụ thử tên lửa mạnh nhất của Bình Nhưỡng hôm cuối tháng 11.

Song song với sự tiến bộ về công nghệ của Triều Tiên, nguy cơ về xung đột ngày càng gia tăng, trong khi khả năng phòng thủ của Washington lộ rõ sự mong manh hơn bao giờ hết.

Không thể phòng thủ trước đòn phủ đầu của kẻ thủ là là tình huống đáng lo ngại nhất mà Tổng thống Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng và Liên quân Mỹ phải đối mặt.

Dẫu vậy, đây cũng không phải là kịch bản mà cường quốc số một thế giới chưa từng nếm trải.

Theo National Interest, mối đe dọa từ Triều Tiên hiện tại gợi nhớ đến cuộc tấn công Trân Châu Cảng của Nhật Bản vào ngày 7/12/1941. Ngày định mệnh 76 năm về trước với những đau thương khiến người Mỹ mãi không thể quên.

Nhưng vượt ra ngoài sự mất mát đó, Mỹ đã rút ra được những bài học xương máu đó là luôn phải cảnh giác và chuẩn bị kỹ càng trước chiến tranh.

Trong những năm 1930, Mỹ không phải là lực lượng chủ đạo ở Thái Bình Dương. Lực lượng lục quân có quy mô nhỏ, phân tán, và lực lượng hải quân với nòng cốt chỉ là những tàu chiến cũ – một sự đối đầu khập khiễng với hạm đội của Nhật Bản.

Người Mỹ vốn đi theo chủ nghĩa biệt lập, sẵn sàng thỏa hiệp với vị thế ngày càng lớn của Nhật Bản và làm ngơ trước việc nước này nắm giữ Tây Thái Bình Dương.

Tuy nhiên, Quốc hội và chính quyền khi ấy đã nhìn trước được viễn cảnh tương lai khi mối đe dọa của quốc gia châu Á sẽ một ngày làm tổn hại nước Mỹ.

Năm 1934, Quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật Vinson-Trammel, khẩn trương tăng cường việc đóng mới 65 tàu khu trục, 30 tàu ngầm, một tàu sân bay và sáu tàu tuần dương.

Trong năm 1937 và 1938, hải quân Mỹ có thêm các đạo luật bổ sung và vào năm 1940, Quốc hội nước này thông qua Đạo luật Hải quân Hai đại dương - còn được gọi là Đạo luật 70% với mục tiêu mở rộng quy mô sức mạnh trên biển của Mỹ lên 70%.

Dù khi đó ảnh hưởng của tư tưởng trung lập ở Mỹ còn rất cao, Quốc hội vẫn chấp thuận có thêm bảy tàu chiến mới, 18 tàu sân bay, 29 tàu tuần dương, 115 tàu khu trục và 42 tàu ngầm mới, để lường trước tình hình một ngày Mỹ sẽ phải lao vào cuộc chiến.

Tuy nhiên, Mỹ vẫn cho thấy họ đã chậm chễ khi hầu hết các con tàu mới không thể đi vào hoạt động cho đến tận năm 1943 – hai năm sau sự kiện Trân Châu cảng. Và thất bại đến với họ như những gì đã ghi trong lịch sử.

Mối đe dọa rất khác từ Triều Tiên

trieu tien duoi goc nhin tran chau cang

Mỹ vẫn bị đặt dấu hỏi trước khả năng phòng thủ tên lửa của Triều Tiên.

Rõ ràng, Mỹ đã nhìn thấy mối đe dọa từ Nhật Bản ngày càng gia tăng - nhưng sự chuẩn bị từ cách đó 7 năm vẫn không thể giúp nước này tránh khỏi một sự tổn thất nặng nề.

Điều này cũng tương tự với cuộc khủng hoảng Triều Tiên hiện tại, khi Mỹ nhìn thấy sự trỗi dậy ngày một mạnh mẽ của Bình Nhưỡng, nhưng câu hỏi về sự chuẩn bị của cường quốc số một thế giới tiếp tục được đặt ra.

Không có nhiều chuyên gia cho rằng Mỹ có một hệ thống bảo vệ được coi là đủ tin cậy, có khả năng chống lại các cuộc tấn công tên lửa của Triều Tiên.

Mỹ đang đầu tư mạnh vào công nghệ hit-to-kill – vũ khí truy đuổi và đánh chặn trực tiếp nhắm vào tên lửa Triều Tiên.

Lợi ích của hit-to-kill là gây ra ít thiệt hại đến không gian xung quanh hơn. Nhưng nhược điểm của các lá chắn tên lửa mang công nghệ này là hiệu năng hoạt động vẫn chưa được chứng minh đầy đủ.

Khác so với gần một thế kỷ trước, không có bất kỳ thảo luận tăng cường sức mạnh nào từ Quốc hội Mỹ, hoặc bất kỳ đề xuất nào đến từ ​​chính quyền, trong đó cho phép nâng cao hơn nữa khả năng phòng thủ tên lửa.

Từ lâu đã có một cuộc tranh luận nói rằng, Tổng thống Roosevelt đã “cố tình” cho cuộc chiến Trân Châu Cảng xảy ra để có cớ tuyên chiến với Nhật Bản và quyết định tham gia vào hoạt động quân sự trong Thế Chiến II.

Một số nghiên cứu gần đây đánh giá, Chính phủ Mỹ dường như đã biết trước và hoàn toàn có đủ thời gian để ngăn chặn cuộc tấn công đang nhắm tới Hawaii và Trân Châu Cảng.

Các đô đốc phụ trách các hạm đội ở Hawaii khi đó bị hạ chức. Và có thông tin nói rằng họ đã không hề nhận được thông tin tình báo nào nói về cuộc tấn công.

Kỳ lạ hơn, trong thời điểm Trân Châu Cảng đứng trước đòn công kích, đã không có quyết định nào trong việc chỉ huy các tàu rời khỏi vùng nguy hiểm, thậm chí ngay cả khi radar cho thấy các hạm đội bay Nhật Bản đang hướng đến họ.

Có thể Washington đang chờ đợi một cái cớ giống như Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng năm xưa, đó là Triều Tiên tấn công Hàn Quốc.

Nhưng thực tế, theo các nhà phân tích, đó được coi là viễn cảnh tồi tệ. Thứ mà Mỹ đang phải đối mặt hiện tại là rất khác. Đó không phải là máy bay, tàu chiến mà là một tên lửa hạt nhân.

Sự thiếu hụt trong năng lực phòng thủ tên lửa và những màn xuất kích làm nhiệm vụ của máy bay ném bom B-1 ngoài khơi bờ biển Triều Tiên có lẽ là sự chuẩn bị khá ảm đạm của chính quyền Tổng thống Trump.

trieu tien duoi goc nhin tran chau cang Trung Quốc tập trận bắn đạn thật ở vùng biển gần Triều Tiên

Hải quân Trung Quốc triển khai cuộc tập trận dự kiến kéo dài 4 ngày ở vùng biển gần Triều Tiên, trong bối cảnh căng ...

trieu tien duoi goc nhin tran chau cang Mỹ tiếp tục mâu thuẫn nội bộ trong cách tiếp cận vấn đề Triều Tiên

Khác biệt giữa tuyên bố của Nhà Trắng hiện nay và Ngoại trưởng Mỹ trước đó cho thấy bất đồng trong chính sách Triều Tiên ...

trieu tien duoi goc nhin tran chau cang Tổng thống Putin: Nga không chấp nhận Triều Tiên là quốc gia hạt nhân

Tổng thống Nga Putin khẳng định không chấp nhận Triều Tiên là quốc gia hạt nhân nhưng cũng chỉ trích Mỹ đã “đi quá xa” ...

Ngày đăng: 10:00 | 15/12/2017

/ http://www.nguoiduatin.vn