Tại Trung Quốc, học sinh tiểu học và trung học được xem những đoạn phim hoạt hình dạy cách phát hiện gián điệp và tố giác những đối tượng làm gián điệp. Phim do Hiệp hội Giáo dục Trung Quốc (CSE) cung cấp.
Một cảnh trong đoạn phim hoạt hình dạy trẻ em tố cáo hoạt động gián điệp - Ảnh: SCMP |
Những đoạn phim là một phần trong chương trình trực tuyến của CES, nhằm nhắc nhở giới trẻ nước này ghi nhớ nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc, theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP).
TCES cung cấp 2 bản phim, lần lượt dành cho học sinh tiểu học và trung học. Đi kèm theo phim là trò chơi trả lời câu hỏi với những câu đại loại như: “Bạn nên gọi đến số nào khi phát hiện hoạt động gián điệp?”.
Trong bản phim dành cho học sinh trung học, các nhân vật trong phim thể hiện 3 loại hoạt động gián điệp, gồm tiết lộ thông tin nhà nước, chụp hình các căn cứ quân sự gửi cho gián điệp nước ngoài và xâm phạm những giao thức không gian mạng. Nội dung trong phim tái hiện lại những vụ việc mà báo chí nước này đã đưa tin trước đó.
Các đoạn phim yêu cầu trẻ em thực hiện đúng luật pháp Trung Quốc, tố giác hành động của những đối tượng làm gián điệp.
SCMP dẫn một thông báo chính thức của phía Trung Quốc khẳng định: các đoạn phim hoạt hình của CES tuân thủ đúng theo yêu cầu đưa nội dung an ninh quốc gia vào chương trình giáo dục trẻ em, được đề ra trong Luật An ninh quốc gia của nước này. Luật An ninh quốc gia Trung Quốc được quốc hội nước này thông qua vào tháng 7.2015
Thông báo cũng nêu rõ tất cả trường học nên áp dụng “chương trình giáo dục thí điểm” này, sắp xếp cho học sinh xem các đoạn phim cùng với phụ huynh và hoàn thành trò trả lời câu hỏi trực tuyến.
Hiện những thành phố lớn như Bắc Kinh, Thẩm Quyến, Quảng Châu đều đã áp dụng. Trước đó vào tháng 4.2016, chính quyền Bắc Kinh đã tổ chức Ngày giáo dục An ninh quốc gia lần thứ nhất. Sách tuyên truyền, áp phích và truyện tranh mang chủ đề này đã được phát tại nhiều cơ quan nhà nước, trường học, công ty và khu dân cư.
SCMP cho biết trong thời gian qua, Trung Quốc đã phát hiện nhiều vụ hoạt động gián điệp, trong đó đáng chú ý là vụ hai người đàn ông Trung Quốc bị bắt giam vào năm 2015 vì tội bán bí mật quân sự cho gián điệp nước ngoài, trong đó có hình ảnh của tàu sân bay Liêu Ninh.
Màn vượt ngục ly kỳ của điệp viên Liên Xô được mệnh danh nghệ sỹ đào tẩu
Với một chiếc que sắt và sợi dây thừng, nghệ sỹ đào tẩu George Blake đã nhanh chóng thoát ra ngoài bức tường cao sừng ... |
Điện thoại ngăn gián điệp của Nga
50.000 chiếc điện thoại Taiga chuẩn bị được cấp cho nhân viên tại các công ty mà chính phủ Nga đồng sở hữu. |
Nga nói quá nhiều gián điệp Mỹ đang ở Moscow
Nga cho rằng có quá nhiều gián điệp Mỹ hoạt động tại Moscow dưới vỏ bọc ngoại giao và nước này đang cân nhắc trục ... |
http://motthegioi.vn/the-gioi-c-79/tre-em-trung-quoc-duoc-day-phat-hien-gian-diep-bang-phim-hoat-hinh-75410.html
Ngày đăng: 11:18 | 08/11/2017
/ Một thế giới