Đối mặt tình trạng thiếu vaccine Covid-19 và các phản ứng phụ không báo trước, một số nước quyết định áp dụng chiến lược tiêm cùng lúc 2 loại vaccine khác nhau.

Thái Lan là một trong những quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á chính thức cho phép tiêm hai liều vaccine khác loại vào tuần trước. Ủy ban Các bệnh Truyền nhiễm Quốc gia Thái Lan khuyến nghị sử dụng vaccine AstraZeneca làm liều tiêm thứ hai cho những người đã tiêm liều đầu là vaccine Sinovac.

Ông Yong Poovorawan, chuyên gia virus học thuộc Đại học Chulalongkorn đánh giá: “Việc pha trộn và kết hợp vaccine sẽ "giúp tăng khả năng miễn dịch trong thời gian ngắn". Ông lý giải, nếu như khoảng cách giữa liều thứ nhất và liều thứ hai của vaccine AstraZeneca là từ 10 đến 12 tuần thì việc kết hợp giữa vaccine Sinovac và AstraZeneca sẽ giúp rút ngắn thời gian chờ đợi. “Đây là cách tốt nhất để quản lý những loại vaccine mà chúng ta sẵn có hiệu quả”.

Philippines cũng đang xem xét áp dụng biện pháp này. Tuần trước các quan chức Philippines nhóm họp để bàn bạc. Lo ngại về sự gián đoạn nguồn cung, tháng 5 vừa qua, Philippines công bố một nghiên cứu được thực hiện 18 tháng về việc kết hợp vaccine Sinovac của Trung Quốc – loại vaccine mà nước này cho là có nguồn cung ổn định nhất với các loại khác như AstraZeneca, Pfizer, Moderna và Sputnik V.

Ông Fortunato de la Pena, quan chức thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ Philippines cho biết: “Lý tưởng nhất là sử dụng 2 liều vaccine cùng một loại. Tuy nhiên, chúng ta không thể không xét đến sự thiếu hụt nguồn cung vaccine trên toàn cầu. Cần phải xác định chắc chắn khả năng thay thế lẫn nhau của các loại vaccine COVID-19. vì việc sử dụng liều vaccine thứ hai với chế độ hai liều là rất quan trọng để tạo ra mức độ bảo vệ cần thiết chống lại virus”.

Hiện Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC) cho phép kết hợp 2 liều vaccine Pfizer/BioNTech và Moderna trong những tình huống đặc biệt, chẳng hạn như khi thiếu vắc xin hoặc người được tiêm không rõ nguồn gốc của mũi tiêm đầu, theo The Conversation. Từ đầu tháng 6, nước này cũng triển khai cuộc thử nghiệm lâm sàng tiêm liều tăng cường bằng vắc xin khác cho người trưởng thành và đang chờ kết quả.

Trong khi đó, Canada từ ngày 17.6 khuyến nghị các tỉnh bang nên tiêm vaccine khác (Pfizer/BioNTech hoặc Moderna) cho liều thứ hai nếu mũi đầu là vaccine AstraZeneca, theo bác sĩ Caroline Quach-Thanh, người đứng đầu Ủy ban Tư vấn quốc gia về tiêm chủng của Canada.

Cơ quan Quản lý dược phẩm Ý (AIFA) ngày 14.6 khuyến khích người dưới 60 tuổi tiêm mũi đầu AstraZeneca nên tiêm mũi thứ hai bằng vaccine khác. Ở Tây Ban Nha, Bộ trưởng Y tế Carolina Darias cũng công bố chính sách tương tự sau khi xem xét kết quả sơ bộ của báo cáo do Viện Y tế Carlos III thực hiện.

Ngày 18.6, Hàn Quốc cho biết sẽ tiêm mũi vaccine Pfizer/BioNTech cho khoảng 760.000 người đã tiêm mũi đầu là AstraZeneca. Tại Bahrain, Bộ Y tế cũng thông báo áp dụng liều tiêm tăng cường cho những người đã tiêm đủ liều vắc xin ngừa Covid-19, và Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) cũng đưa ra thông báo tương tự.

Đối với các nước phương Tây, cuộc nghiên cứu lâm sàng ở Tây Ban Nha với hơn 600 người tham gia cho thấy tiêm đồng thời vaccine AstraZeneca và Pfizer/BioNTech kích hoạt phản ứng miễn dịch mạnh mẽ hơn. Còn kết quả sơ bộ của cuộc nghiên cứu ở Đức phát hiện việc tiêm vắc xin AstraZeneca trước mũi Pfizer/BioNTech giúp tạo nhiều kháng nguyên và bảo vệ cơ thể tốt hơn trước các biến chủng gây quan ngại so với người tiêm đủ 2 liều AstraZeneca.

Tại Anh, Đại học Oxford đã thực hiện cuộc nghiên cứu mang tên Com-CoV2 nhằm xác định mức độ an toàn và hiệu quả của việc tiêm kết hợp vắc xin AstraZeneca và Pfizer/BioNTech. Phát hiện ban đầu cho thấy người được tiêm cả 2 loại xuất hiện phản ứng phụ ở mức độ nhẹ hoặc trung bình so với nhóm tiêm đủ liều của một loại vaccine .

Trong bối cảnh một số quốc gia như Đức, Canada, Thái Lan... chọn cách tiếp cận tiêm kết hợp vaccine COVID-19 của các hãng khác nhau, tuần này chuyên gia Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lại gây nhiều sự chú ý khi cảnh báo các cá nhân không tiêm kết hợp các loại vắc xin COVID-19 từ những nhà sản xuất khác nhau.

"Đây là một xu hướng có phần nguy hiểm. Chúng ta đang ở trong vùng trống dữ liệu và bằng chứng về việc tiêm trộn lẫn" - tiến sĩ Soumya Swaminathan, trưởng nhóm khoa học WHO, đánh giá hôm 12-7.

Nhận định của nhà khoa học WHO ngay lập tức đã gây ra lo ngại về cách tiêm kết hợp vaccine . Sau đó, bà Soumya Swaminathan đã lên tiếng giải thích rõ về bình luận của mình trên Twitter.

"Các cá nhân không nên tự quyết định. Còn các cơ quan y tế công cộng có thể quyết định, căn cứ vào dữ liệu hiện có. Đang chờ thêm dữ liệu từ các nghiên cứu về tiêm kết hợp những vaccine khác nhau. Cả tính sinh miễn dịch và sự an toàn cần được đánh giá" - bà Soumya Swaminathan viết trên Twitter ngày 13-7.

PV (th)

Vụ hoa khôi được tiêm vaccine nhờ, BV đã chuyển công tác, kỷ luật nhân viên y tế Vụ hoa khôi được tiêm vaccine nhờ, BV đã chuyển công tác, kỷ luật nhân viên y tế
Từ ngày 22/7, TP.HCM sẽ bắt đầu tiêm đợt 5 với 615 điểm tiêm Từ ngày 22/7, TP.HCM sẽ bắt đầu tiêm đợt 5 với 615 điểm tiêm
Hà Nội sẵn sàng chiến dịch tiêm vaccine COVID-19 quy mô 200.000 mũi/ngày Hà Nội sẵn sàng chiến dịch tiêm vaccine COVID-19 quy mô 200.000 mũi/ngày

Ngày đăng: 10:35 | 22/07/2021

/ Nghề nghiệp và cuộc sống