Nhiều ý kiến cho rằng một số bài đọc trong sách Tiếng Việt Công nghệ giáo dục dạy trẻ \"mánh khóe, khôn lỏi\" khi đưa ra những câu chuyện về một số hành vi - ứng xử chưa đúng.
Ví dụ bài "Quả bứa" kể câu chuyện 2 cháu Năm và Sáu đi qua vườn quả. Năm thấy quả liền la (hô) to và Sáu nhặt quả bứa. Hai cháu giành qua giành lại, cậu Cả đi qua và phân xử.
Cậu Cả bổ quả bứa và phán: "Năm, mày thấy quả bứa, hãy nhận lấy nửa vỏ này. Sáu, mày nhặt quả bứa, hãy nhận lấy nửa vỏ này. Dành phần ruột trả thù lao cho quan tòa phân xử, của tao. Cậu Cả vừa ăn vừa bỏ đi".
Theo đó, nhiều ý kiến cho rằng bài học dạy trẻ cách sống tiểu xảo. Hay như câu chuyện Bé xách đồ cho mẹ có nội dung như sau:
“Mẹ và bé đi chợ về. Bé đi nhanh, mẹ thì ì ạch, có vẻ vất vả lắm.
- Mẹ à, mẹ xách nặng quá hở mẹ?
- Bé có cách gì đỡ cho mẹ?
- Có cách, mẹ ạ!
- Cách gì đó bé?
- Mẹ bế bé, bé xách hộ mẹ”.
Câu chuyện này cũng khiến dư luận lên án về việc em bé trong câu chuyện có hành vi khôn lỏi.
Quan trọng là cách truyền tải thông điệp
Theo nhiều chuyên gia cũng như phụ huynh có con đang học bộ sách công nghệ giáo dục, nhận thức của trẻ chưa thể biết thế nào là khôn lỏi, mánh khóe, điều quan trọng là cách truyền tải thông điệp của người giáo viên sau mỗi bài học.
Thạc sĩ, giảng viên Hoàng Hạnh – giảng dạy các bộ môn văn hóa, truyền thông đại học Kinh tế Quốc dân phân tích, về bài học bé xách đồ cho mẹ - đó là một bài học mang tính chất mô tả sự ngây thơ của một đứa trẻ. Đứa trẻ có lòng tốt muốn xách đồ cho mẹ nhưng cũng muốn mẹ bế, muốn nhận được tình cảm yêu thương của họ chứ không phải là khôn ranh.
“Một bạn nhỏ mới chỉ 6 tuổi mà nói rằng các bạn khôn ranh thì tôi thấy hơi thái quá” – bà Hạnh nói.
Một câu chuyện khác cũng đang bị dư luận mang ra mổ xẻ đó là câu chuyện Quả Bứa nói về cách chia bánh của người anh, theo bà Hạnh, bài học có thể rút ra được ở đây là khi chúng ta không biết yêu thương, không biết chia sẻ với nhau sẽ mất đi sự khôn ngoan của mình, nếu như chúng ta đoàn kết sẽ nhận được những gì tốt đẹp hơn.
Cuốn sách có thể đưa ra những câu chuyện về một số hành vi, ứng xử chưa đúng để học sinh tự nhận ra bài học đúng từ câu chuyện đó.
“Tôi nghĩ rằng mỗi hình thức được thể hiện trong bài học của các cháu quan trọng nhất vẫn là cách truyền tải, thể hiện thông điệp của người giáo viên trên lớp. Quan trọng là phải cho các con nhìn nhận câu chuyện đó như thế nào, theo cách nào.
Nếu như truyền tải câu chuyện theo hướng đây là câu chuyện bé yêu mẹ và muốn giúp đỡ mẹ thì các bé sẽ hiểu như vậy, tương tự truyền tải đi thông điệp anh em phải đoàn kết yêu thương nhau thì các bé cũng sẽ hiểu như vậy và ngược lại" - bà Hạnh nói.
Suy nghĩ của trẻ nhỏ rất đơn thuần
Chị Vân Anh (Hà Nội) – phụ huynh có con học sách công nghệ giáo dục cũng cho rằng suy nghĩ của trẻ nhỏ rất đơn thuần, nhưng ở đây người lớn đang mang suy nghĩ của mình ra để áp đặt, rõ ràng là không công bằng cho một đứa trẻ.
Chị Vân Anh cho biết, con chị sau khi học xong bài đó được cô giáo giải thích rõ ràng ý nghĩa của câu chuyện là gì và các con cũng hiểu các bài đọc đó theo nghĩa đơn thuần chứ không có gì gọi là mánh khóe, lưu manh.
“Cô giáo giảng bài theo cách mà một đứa trẻ suy nghĩ chứ không phải là cô suy nghĩ hay là suy nghĩ của người lớn. Quan trọng của lớp 1 đó là các bé có thể đọc được, phân biệt được mặt chữ".
GS Hồ Ngọc Đại: "Nhiều người lấy câu chữ vớ vẩn để phê phán tôi" GS Hồ Ngọc Đại cho hay dư luận phê phán ông nhưng trường Thực nghiệm vẫn dạy và học tốt, chương trình Công nghệ Giáo ... |
300 năm và câu chuyện đánh vần \'tròn, vuông, tam giác\' Theo GS Hồ Ngọc Đại, Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ Giáo dục là thành tựu 300 năm nghiên cứu về ngữ âm tiếng Việt, ... |
40 năm thăng trầm của sách Tiếng Việt Công nghệ giáo dục Tiếng Việt Công nghệ giáo dục từng được khuyến khích mở rộng, nhưng sau bị dừng rồi lại được thực nghiệm trở lại. |
Bộ Giáo dục yêu cầu không mở rộng dạy sách Công nghệ Giáo dục Nhằm giữ ổn định đến khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới (năm 2019), Bộ không mở rộng việc dạy sách của ... |
Ngày đăng: 16:27 | 09/09/2018
/ https://laodong.vn