Bố trí lực lượng tuần tra để đảm bảo "siêu máy bơm" không bị ai phá hoại nhằm đánh giá hiệu quả chống ngập.
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến vừa ký văn bản yêu cầu các đơn vị sở ngành phối hợp, mời các chuyên gia, nhà khoa học kiểm tra, đánh giá tìm nguyên nhân gây ngập trên đường Nguyễn Hữu Cảnh sau trận mưa lớn ngày 1/6 vừa qua, báo Thanh Niên thông tin.
Theo đó, UBND TPHCM giao Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải Nguyễn Văn Tám trực tiếp chỉ đạo các đơn vị tổ chức kiểm tra hiện trường tại thời điểm có mưa lớn. Từ đó đánh giá kết quả, tìm nguyên nhân và đề xuất giải pháp khắc phục, báo cáo UBND TP.
TPHCM sẽ cử lực lượng bảo vệ "Siêu máy bơm" vì có phá hoại?
Đối với Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước TP (Trung tâm chống ngập), đơn vị này có trách nhiệm kiểm tra lòng cống, đảm bảo thông thoáng, không để rác gây tắc nghẽn.
Đặc biệt, theo chỉ đạo của UBND TPHCM, UBND quận Bình Thạnh bố trí lực lượng tuần tra đảm bảo an ninh trật tự tại khu vực đặt máy bơm, không để các đối tượng có hành vi làm ảnh hưởng hoạt động chống ngập của TP.
"Dự án sử dụng máy bơm chống ngập cho đường Nguyễn Hữu Cảnh là dự án mới lần đầu thí điểm. Thời gian qua, máy bơm hoạt động cơ bản đạt hiệu quả. Tuy nhiên trong một vài trận mưa lớn, đường Nguyễn Hữu Cảnh vẫn ngập. UBND TP yêu cầu các đơn vị liên quan quan tâm hỗ trợ cùng chủ đầu tư để máy bơm hoạt động hiệu quả hơn trong thời gian tới, vì mục tiêu chung là chống ngập có hiệu quả, tạo điều kiện cho người dân đi lại dễ dàng", văn bản nêu rõ.
Trước khi có chỉ đạo này, chủ đầu tư dự án "siêu máy bơm" đặt trên đường Nguyễn Hữu Cảnh là Tập đoàn công nghiệp Quang Trung đã nghi ngờ về khả năng có kẻ phá hoại vì trong cống có nhiều bao rác bất thường. Đại diện công ty này cho rằng, vì những bao rác này khiến siêu máy bơm đã hoạt động khôn hiệu quả khiến... đường ngập vẫn hoàn ngập.
"Tắc cống chỉ có thể do tác động của một hay một nhóm đối tượng phá hoại cố tình cản trở hoạt động của máy bơm. Đây là lần thứ 2 xảy ra hiện tượng bất thường như vậy tại khu vực máy bơm. Chúng tôi đề nghị cơ quan công an phải vào cuộc làm sáng tỏ, không để mang tiếng cho máy bơm, mang tiếng doanh nghiệp và ảnh hưởng cuộc sống của người dân thành phố” - tờ Thanh Niên dẫn lời ông Nguyễn Tăng Cường, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn công nghiệp.
Tuy nhiên, đến đầu tháng 6, ông Nguyễn Hoàng Anh Dũng - Phó Giám đốc Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước TP.HCM cho biết, kết quả kiểm tra siêu máy bơm chống ngập sau cơn mưa ngày 1-2/2/2018 trên đường Nguyễn Hữu Cảnh do Công ty Quang Trung làm chủ đầu tư cho thấy, đường cống dài 400 m, tiết diện 1,5 - 1,6 m chỉ thu được một lượng rác nhỏ.
"Rác và những vật dụng trên có thể đã tồn tại từ trước hoặc do một số hộ dân chưa có ý thức để rác ngoài đường, khi nước ngập cuốn xuống hố ga.
Qua điều tra cũng không thấy có dấu hiệu bất thường thể hiện có sự phá hoại tại khu vực trạm bơm" - ông Dũng nói.
Thiếu kiến thức nhưng đổ lỗi cho rác thải, phá hoại?
Từng chia sẻ với Báo Đất Việt về siêu máy bơm chống ngập trên đường Nguyễn Hữu Cảnh, TS Nguyễn Thành Sơn - nguyên Trưởng Ban Chiến lược Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam (TKV) cho rằng, đây là giải pháp của những người không hiểu gì về môn thủy lực học.
"Chẳng có ai phá hoại ở đây cả. Nếu để hiện tượng "quả đấm thủy lực" xảy ra thì mọi thứ, ngay cả đất đá, cát sỏi trong cống cũng có thể bị cuốn theo" - TS. Nguyễn Thành Sơn cho biết.
Có Siêu máy bơm gần 100 tỷ , Nguyễn Hữu Cảnh ngập vẫn hoàn ngập.
"Việc dùng máy bơm 500m3/h là phù hợp với điều kiện thực tế. Hay nói cách khác, cái gọi là "siêu máy bơm" 96.000m3/h trong trường hợp này cũng chỉ hoạt động được với công suất như máy bơm thường mà thôi. Chẳng có gì là "siêu" ở đây cả" - ông Sơn nhấn mạnh.
TS Nguyễn Bách Phúc Chủ tịch Hội Tư vấn Khoa học công nghệ & Quản lý TP.HCM HASCON cho rằng, việc siêu máy bơm hoạt động, nhưng đường Nguyễn Hữu Cảnh vẫn ngập là điều đã được dự báo từ trước.
"Cần phải nhìn thẳng vào sự thật, Sài Gòn ngập là vì hệ thống cống thoát nước quá kém. Toàn thế giới họ chống ngập bằng hệ thống cống rãnh, nước mưa theo cống rãnh tự chảy ra sông, chứ không phải bằng máy bơm. Vậy tại sao không chọn giải pháp làm cống rãnh mà lại làm máy bơm?" - TS. Phúc nói.
Ông Phúc cho rằng, đường Nguyễn Hữu Cảnh - nơi đặt thử nghiệm "Siêu máy bơm" - lại nằm song song, sát sông Sài Gòn, cách bờ sông chỉ từ 100 mét đến 300 mét. Ở khoảng cách này, việc xây dựng hệ thống cống thoát nước là rất thuận tiện, và rẻ tiền, nhưng TPHCM lại sử dụng máy bơm.
Ông cũng cho rằng, chỉ cần khoảng gần 5 tỷ đồng có thể chống ngập cho đường Nguyễn Hữu Cảnh, nhưng TPHC phải chi 88 tỷ đồng để làm "siêu" máy bơm, cuối cùng lại không hiệu quả.
Siêu máy bơm không chống được ngập: Lại nghi bị phá hoại?
Theo Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn công nghiệp, máy bơm chống ngập không hút được nước do bị phá hoại. |
\'Rốn\' ngập TP.HCM vẫn lênh láng nước dù có siêu máy bơm: Phát hiện nhiều dị vật khủng dưới cống
Tại buổi kiểm tra sau khi vùng \'rốn\' ngập Nguyễn Hữu Cảnh vẫn lênh láng nước dù có siêu máy bơm, cơ quan chức năng ... |
Đường Sài Gòn ngập lút bánh xe trong đêm dù có siêu máy bơm
Cơn mưa lớn kéo dài hơn một giờ rạng sáng 2/6 khiến đường Nguyễn Hữu Cảnh, nơi đặt siêu máy bơm ngập sâu từ 0,3-0,5 ... |
Ngày đăng: 15:05 | 13/06/2018
/ Đất Việt