TP HCM cần 18 triệu liều vaccine Covid-19, trong khi số lượng Bộ Y tế phân bổ cho thành phố dự kiến không đủ nên phải mua thêm khoảng 5 triệu liều.

Nội dung này được đề cập trong văn bản Sở Y tế vừa gửi UBND TP HCM về chủ trương cung ứng vaccine Covid-19 trong thời gian tới. Theo Sở Y tế, TP HCM có khoảng 9 triệu người thuộc nhóm tiêm chủng, tương đương nhu cầu là 18 triệu liều (một liệu trình vaccine gồm 2 mũi tiêm).

Thời gian qua, giới chức y tế TP HCM đã đàm phán với hãng dược Moderna của Mỹ, được nhà sản xuất này đồng ý cung cấp 5 triệu liều vaccine mRNA-1273 trong quý 3 cho thành phố. Theo Sở Y tế, vaccine mRNA-1273 của Moderna bảo đảm chất lượng được 6 tháng ở nhiệt độ -20°C, có thể bảo quản từ 2 đến 8 độ C trong 30 ngày. Hiệu quả phòng Covid-19 của vaccine đạt 94,1%.

Về kinh phí, Sở cho biết sẽ huy động từ nguồn ngân sách Nhà nước chi cho hoạt động phòng, chống dịch; nguồn viện trợ, tài trợ, hỗ trợ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP HCM tiếp nhận.

2824 xuanngoc vaccineivac 9 jpeg 52 2808 3280 1615266003
Covivac, vaccine Covid-19 thứ hai của Việt Nam chuẩn bị thử nghiệm trên người, sau Nanocovax. Ảnh: Xuân Ngọc.

Trước đó, Hà Nội đề nghị Bộ Y tế hỗ trợ mua 15 triệu liều vaccine tiêm cho người dân trên 18 tuổi, ưu tiên người có nguy cơ lây nhiễm cao. TP Hải Phòng và Quảng Ninh cũng chủ trương mua vaccine Covid-19 tiêm cho dân. Phần lớn kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương và vận động.

Tỉnh Đồng Nai cũng kiến nghị tỉnh dùng ngân sách mua vaccine Covid-19 mua 6,2 triệu liều vaccine Covid-19 để tiêm miễn phí cho khoảng 3,1 triệu người dân trên địa bàn.

Ngày 8/3, chiến dịch tiêm chủng lớn nhất lịch sử Việt Nam bắt đầu, dự kiến với 100.000 liều vaccine Covid-19. 117.600 liều vaccine của AstraZeneca/Oxford đầu tiên được phân bổ ưu tiên cho 13 tỉnh, thành đang có dịch, tiêm cho 11 nhóm người đầu tiên ở tuyến đầu thường xuyên tiếp xúc Covid-19. Trong ngày tiêm đầu tiên, 377 người tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương và Hải Dương đã được tiêm. 24 giờ sau, chưa có phản ứng bất thường nào được ghi nhận từ những người đã tiêm. Để đảm bảo an toàn, những người được tiêm vaccine đều phải trải qua quá trình khám sàng lọc sức khỏe kỹ lưỡng và theo dõi chặt chẽ.

Ở Việt Nam, có 4 nhà sản xuất đang nghiên cứu vaccine Covid-19, trong đó hai loại vaccine đang tiến hành thử nghiệm lâm sàng là Nanocovax của công ty Nanogen và Covivac của IVAC. Dự kiến, nếu mọi việc thuận lợi, đến quý 2/2022, vaccine Covid-19 do sản xuất trong nước mới có thể đưa ra thị trường.

Hữu Công

Hôm nay, Hà Nội và Gia Lai bắt đầu tiêm vaccine COVID-19 Hôm nay, Hà Nội và Gia Lai bắt đầu tiêm vaccine COVID-19

Ngày 9/3, Bộ Y tế sẽ tiếp tục mở rộng triển khai tiêm vaccine COVID-19 tại TP Hà Nội và Gia Lai.

Nửa năm đàm phán mua vaccine Covid-19 Nửa năm đàm phán mua vaccine Covid-19

Để có lô vaccine AstraZeneca đầu tiên tiêm chủng sáng 8/3, VNVC bắt đầu đàm phán mua từ quý 2/2020, chấp nhận mất trắng tiền ...

Ngày đăng: 15:00 | 09/03/2021

/ vnexpress.net