Các đại biểu cho rằng việc sáp nhập 2 cấp trung gian dưới phường là khu phố và tổ dân phố là hợp lý bởi vừa giảm được sự cồng kềnh vừa có điều kiện tăng hiệu quả hoạt động

Ngày 7-3, tại hội trường UBND quận Gò Vấp, TP HCM đã diễn ra hội nghị tổng kết đánh giá mô hình tổ chức và hoạt động của khu phố, tổ dân phố, trong đó, tập trung bàn đến việc sắp xếp lại theo hướng dưới xã, phường chỉ còn một cấp trung gian.

Cả hai đều không mấy hiệu quả

Đánh giá về hoạt động của khu phố, ông Đỗ An Nhàn, Phó Phòng Nội vụ quận Gò Vấp, cho rằng bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động của khu phố còn rất nhiều hạn chế từ quy chế đến hoạt động. Đầu tiên phải kể đến là hiện chưa có quy định cụ thể về thời gian tối đa giữ các chức danh trưởng và phó khu phố. Việc này làm nảy sinh tình trạng nhiều người được tín nhiệm làm trưởng và phó khu phố nhiều năm liên tục, dù bản thân những người này ít tham gia các hoạt động ở khu phố mà mình quản lý.

tp hcm ban viec sap nhap khu pho va to dan pho

Phó Bí thư Thành ủy TP HCM Võ Thị Dung (thứ 2 từ trái sang) trao đổi với các đại biểu dự hội nghị

Ông Nhàn phân tích: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trưởng và phó khu phố không mặn mà với công việc. Ngoài nguyên nhân sức khỏe (rất nhiều trưởng và phó khu phố là người lớn tuổi) còn một nguyên nhân đáng quan tâm khác đó là chế độ phụ cấp còn thấp. "Trưởng khu phố chỉ được phụ cấp khoảng 1 triệu đồng là chưa tương xứng với nhiệm vụ vốn rất nhiều ở khu phố nên đã xuất hiện những trường hợp chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm là cầu nối trung gian giữa phường và tổ dân phố" - ông Nhàn đánh giá. Ông cũng chỉ ra hoạt động ở khu phố hiện tại còn hạn chế trong việc truyền tải thông tin của phường đến người dân cũng như các kiến nghị, bức xúc của người dân chưa được khu phố chuyển lên phường kịp thời để giải quyết, giải tỏa.

Đồng tình với ông Nhàn, nhiều đại biểu tham dự hội nghị còn cho biết thêm ngoài khu phố thì tổ dân phố tuy rất nhiều nhưng cũng hoạt động không hiệu quả, nếu không muốn nói là 2 đơn vị này có những lúc còn chồng chéo trong hoạt động. Đó là chưa kể hiện tại rất khó tìm được những tổ trưởng, tổ phó tổ dân phố có đủ trình độ quán xuyến cũng như đủ nhiệt huyết để làm (trợ cấp thấp). "Người có trình độ thực sự thì lại không muốn làm, chính vì lẽ đó chất lượng hoạt động của tổ dân phố hiệu quả không cao là điều khó tránh khỏi" - một lãnh đạo phường nhận xét.

Gấp rút tổ chức lại để gần dân hơn

Từ những bất cập trên, lãnh đạo UBND phường 3, quận Gò Vấp cho biết việc nâng cao chất lượng hoạt động của các khu phố, tổ dân phố là chuyện cần thiết phải làm ngay. "Trong đó, sáp nhập khu phố và tổ dân phố lại với nhau là giải pháp hữu hiệu nhất, bởi bộ máy vừa tinh gọn vừa dễ quản lý, tránh chồng chéo" - vị lãnh đạo trên đề nghị. Theo vị này, sau khi sáp nhập thì về mặt tổ chức tổ dân phố chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của UBND phường sẽ thuận lợi hơn trong việc triển khai các nhiệm vụ, đồng thời có điều kiện nâng phụ cấp của các tổ trưởng và tổ phó tổ dân phố lên. Điều này đồng nghĩa với việc tuyển chọn người có năng lực, có uy tín dễ dàng hơn.

Đồng tình với việc sắp xếp lại khu phố và tổ dân phố nhưng ông Trần Mạnh Toàn - Trưởng khu phố 4, phường 2, quận Gò Vấp - lại lo lắng nếu tổ dân phố hoạt động theo mô hình mới sẽ có đến 450 hộ dân trong một tổ - điều này sẽ rất khó khăn trong việc sắp xếp, bố trí nơi họp triển khai nhiệm vụ cho từng tổ dân phố. "Việc tinh giản nhân sự sẽ khiến công việc dồn lên cho một người. Ở khu phố hiện có 14 người, nếu hợp nhất với tổ dân phố thì giảm còn có 2 người, mà đa phần là người lớn tuổi, tiếp cận với công nghệ thông tin chậm nên sẽ khó khăn trong hoạt động" - ông Toàn lo ngại. Còn ông Lê Văn Ký - Trưởng khu phố 4, phường 15, quận Gò Vấp - đề xuất nên thí điểm rồi mới triển khai đại trà.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Bí thư Thành ủy TP HCM Võ Thị Dung đánh giá cao những góp ý của đại biểu. Theo bà Dung, sở dĩ việc sắp xếp lại hoạt động của khu phố, tổ dân phố là căn cứ theo Thông tư 04 năm 2012 của Bộ Nội vụ, Kết luận 64 của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI… "Thông tư và kết luận trên đã xác định vấn đề dưới phường (xã) chỉ có tổ dân phố (thôn) - tức dưới phường, xã chỉ có một tổ chức để hỗ trợ việc triển khai, thực hiện nhiệm vụ quản lý cơ sở. Bên cạnh tổ dân phố sẽ hình thành các tổ chức đoàn thể, với phương châm phát huy mạnh mẽ việc tự quản của nhân dân. "TP không đặt mục tiêu sắp xếp lại khu phố, tổ dân phố để giảm ngân sách mà để hoạt động của tổ dân phố, khu phố hiệu quả hơn, để chính quyền, cán bộ phường, xã gần dân hơn" - bà Dung nhấn mạnh.

TP HCM sẽ có khoảng 5.000 tổ dân phố

Theo Phó Bí thư Thành ủy TP HCM Võ Thị Dung, trên địa bàn TP hiện có tổng cộng 25.823 tổ dân phố của 2.008 khu phố. Như vậy, theo phương án sắp xếp lại với quy mô 450 hộ dân/tổ dân phố thì toàn TP còn lại khoảng 5.000 tổ dân phố.
tp hcm ban viec sap nhap khu pho va to dan pho Quảng Ngãi giải thích vụ "náo loạn" khi sáp nhập bệnh viện

Báo cáo với Văn phòng Chính phủ, tỉnh Quảng Ngãi nói việc sáp nhập bệnh viện đa khoa TP Quảng Ngãi nhằm đưa bệnh viện ...

tp hcm ban viec sap nhap khu pho va to dan pho Chỉ trong hơn 2 năm tới: Sáp nhập 16 quận huyện, 631 phường xã

Bộ Nội vụ cho biết trong năm 2019 - 2021, có 16 đơn vị hành chính cấp huyện và 631 đơn vị hành chính cấp ...

Bài và ảnh: Trường Hoàng

Ngày đăng: 15:09 | 08/03/2019

/ https://nld.com.vn