Ông Nguyễn Hạnh Phúc cho rằng đề xuất chính sách là quyền của đại biểu, nhưng "không nên áp đặt thêm phí cho người dân". 

Tại cuộc họp báo công bố kết quả kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV chiều 14/6, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đã chia sẻ quan điểm về đề xuất thu "phí chia tay" của công dân khi xuất cảnh với mức 3 - 5 USD.

Theo ông Phúc, dự án Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam hiện mới "ở vòng cho ý kiến", các phát biểu trên nghị trường chỉ là để xuất; đến "vòng 2" ở kỳ họp cuối năm 2019, cơ quan soạn thảo sẽ tiếp thu, trao đổi lại ý kiến của đại biểu.

"Đại biểu có quyền đề xuất. Với cá nhân tôi, nếu biểu quyết thì tôi không đồng tình với phí chia tay. Không nên áp đặt thêm phí gì cho người dân chỗ này", ông Phúc nói.

tong thu ky quoc hoi toi khong dong tinh voi phi chia tay
Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc. Ảnh: Hoàng Thuỳ

Liên quan đến Luật phòng chống tác hại của rượu, bia, báo chí đề cập đến việc ngày 3/6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xin ý kiến đại biểu hai phương án, trong đó có quy định "Cấm người sử dụng rượu, bia điều khiển phương tiện giao thông". Các phương án này đều không đạt trên 50% đại biểu tán thành. Tuy nhiên, trong phiên thông qua Luật sáng nay có tới 77,2% đại biểu tán thành với quy định cấm người dân "Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn".

"Vì sao các đại biểu có sự chuyển biến nhận thức như vậy?", phóng viên nêu câu hỏi. Ông Nguyễn Hạnh Phúc nói, "lúc đầu có thể do các đại biểu chưa nắm rõ nội dung của quy định, nên tỷ lệ biểu quyết chưa cao". Theo ông, thực tiễn thời gian qua số vụ tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu, bia diễn ra phức tạp nên "chúng ta không thể thờ ơ".

Ông Phúc cho rằng quá trình họp đoàn, họp tổ, các đại biểu đã được trao đổi và giải thích về nội dung trên nên "hiểu rõ hơn".

Trả lời câu hỏi, thực tế quá trình xây dựng Luật phòng chống tác hại của rượu, bia thu hút sự quan tâm của doanh nghiệp trong lĩnh vực này, vậy "Quốc hội có nên xây dựng Luật về vận động hành lang?".

Phó tổng thư ký Quốc hội Hoàng Thanh Tùng nói, một số nước có Luật về vận động hành lang nhưng quy trình làm luật của mỗi nước không giống nhau.

"Hiện chưa có kiến nghị nào về việc cần có dự án Luật này. Khi nào có đề nghị thì các cơ quan của Quốc hội sẽ xem xét", ông Tùng nói.

Sáng 12/6, cho ý kiến vào dự thảo Luật Xuất cảnh, Nhập cảnh của công dân Việt Nam, đại biểu Nguyễn Quốc Hưng - nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch đề xuất Nhà nước thu phí khi xuất cảnh. Theo ông, Quốc hội Nhật Bản đã ban hành đạo luật quy định mỗi công dân ra nước ngoài thì phải đóng một loại phí (gọi là phí chia tay hay phí du lịch) 1.000 yên mỗi người (khoảng 9,3 USD).

Do vậy, ông Hưng đề xuất "công dân Việt Nam ra nước ngoài có trách nhiệm đóng góp một khoản tiền, gọi là phí chia tay, khoảng 3-5 USD mỗi người khi xuất cảnh".
tong thu ky quoc hoi toi khong dong tinh voi phi chia tay "Không có lập luận nào thiết thực trong đề xuất thu phí chia tay xuất cảnh"

Chuyên gia kinh tế Trần Đình Thiên cho rằng, cần bàn về tính hợp lý của việc thu “phí chia tay” khi xuất cảnh. “Nếu ...

tong thu ky quoc hoi toi khong dong tinh voi phi chia tay Đề xuất thu 'phí chia tay' khi xuất cảnh như BOT đặt nhầm chỗ

Chuyên gia cho rằng kiến nghị thu "phí chia tay" khi xuất cảnh với mục đích xúc tiến, quảng bá du lịch hay hỗ trợ ...

Ngày đăng: 20:06 | 14/06/2019

/ VnExpress