Khi ông Biden giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020, tờ China Daily còn bày tỏ hy vọng về việc “tái thiết” mối quan hệ Mỹ - Trung theo hướng tốt đẹp hơn.
Khi còn là phó tổng thống dưới thời Obama, ông Joe Biden đã tích cực phát triển quan hệ với giới chức Trung Quốc.
Dù vậy, ông Biden đã thay đổi lập trường và trở nên cứng rắn với Trung Quốc trong suốt một thập kỷ qua. Điều này cũng được ông thể hiện rõ trong chiến dịch tranh cử.
Ông Joe Biden từng có mối quan hệ tốt với Trung Quốc |
Bài xã luận hôm 8/11 của tờ Global Times đã bình luận từ góc nhìn thực tế: “Trung Quốc không nên nuôi dưỡng bất kỳ ảo tưởng nào về việc ông Biden sẽ xoa dịu hay cải thiện mối quan hệ Mỹ - Trung. Trung Quốc phải trở thành một quốc gia mà Mỹ không thể gây sức ép”.
Việc ông Joe Biden thay đổi thái độ với Trung Quốc phần nào phản ánh mối quan hệ Mỹ - Trung đang trên đà căng thẳng. Trong những năm gần đây, các đảng chính trị ở Washington đều coi Bắc Kinh là một mối đe dọa đối với trật tự thế giới.
Sau khi ông Joe Biden đắc cử tổng thống, nhiều chuyên gia chính trị nhận định ông sẽ thực hiện lời hứa khi tranh cử: Đối phó với Trung Quốc theo cách toàn diện và quyết đoán hơn Tổng thống Donald Trump.
Nhà ngoại giao kỳ cựu James Greens nhận định: “Ngay từ bước định hình chính sách, ông Biden phải tỏ ra cứng rắn để không bị coi là mềm mỏng với Bắc Kinh. Do đó, việc khôi phục quan hệ Mỹ - Trung không phải là một lựa chọn”.
Song điểm khác biệt là chính quyền Biden tương lai dự định hợp tác chặt chẽ với các đồng minh, sử dụng cơ chế đa phương để ngăn cản tham vọng của Trung Quốc. Cụ thể, ông Biden có thể sửa chữa mối quan hệ với các đồng minh tại châu Âu, Đông Á và Thái Bình Dương, từ đó thúc đẩy một “mặt trận chống Trung Quốc thống nhất”.
Wendy Cutler, cựu quan chức thương mại cấp cao trong chính quyền Obama, hiện giữ chức phó chủ tịch của Viện Chính sách Xã hội châu Á, nhận xét chính sách dưới thời ông Biden “sẽ ít hỗn loạn và dễ đoán hơn”. Bà Cutler cho biết: “Điều quan trọng là ông Biden sẽ tìm cách lôi kéo các nước khác để xây dựng phản ứng tập thể với Trung Quốc. Trước đây, ông Trump chỉ đưa ra những hành động đơn phương và không mấy hiệu quả”.
Ở diễn biến mới nhất, Mỹ có thể sắp hạn chế 89 công ty hàng không Trung Quốc và các công ty có quan hệ với quân đội mua hàng hóa và công nghệ Mỹ.
ập đoàn Máy bay Thương mại Trung Quốc (COMAC) vào danh sách đen của Mỹ |
Theo bản sao Reuters có được hôm nay, danh sách gồm cả Tập đoàn Máy bay Thương mại Trung Quốc (COMAC), đang dẫn đầu các nỗ lực của Trung Quốc nhằm cạnh tranh với Boeing và Airbus, và Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc (AVIC) cùng 10 đơn vị liên quan của tập đoàn này.
Danh sách này được đưa vào bản dự thảo xác định các công ty Trung Quốc và Nga mà Mỹ coi là "người dùng cuối quân đội", một định nghĩa có nghĩa nhà cung cấp Mỹ phải xin giấy phép để bán loạt mặt hàng có sẵn trên thị trường cho những công ty này. Theo quy tắc, các đơn xin cấp phép như vậy có nhiều khả năng bị từ chối hơn là được cấp.
Trong dự thảo, Bộ Thương mại Mỹ cho biết việc có thể kiểm soát dòng chảy công nghệ Mỹ đến các công ty bị đưa vào danh sách là "điều quan trọng để bảo vệ lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ".
Tuy nhiên, một cựu quan chức Mỹ giấu tên nói rằng "tạo danh sách và điền danh sách đơn giản là hành động khiêu khích". Một nguồn tin trong ngành hàng không vũ trụ cho biết Trung Quốc trả đũa động thái của Mỹ.
Nguồn tin nói rằng việc đưa COMAC vào sẽ là cú đánh úp cho ít nhất một nhà cung cấp lớn của Mỹ, vốn đã xác định công ty Trung Quốc này không phải "người dùng cuối quân đội". Danh sách cũng sẽ mang đến cho đối thủ châu Âu cơ hội để quảng bá các nhà sản xuất của họ, bằng cách chỉ ra rằng họ không cần phải vượt qua những rào cản như vậy, ngay cả khi Mỹ cấp phép.
Bên cạnh danh sách 89 công ty Trung Quốc, dự thảo cũng chỉ ra 28 công ty Nga, gồm Irkut, cũng đang nhắm đến việc thâm nhập thị trường của Boeing với việc phát triển máy bay phản lực MC-21. Danh sách 117 công ty "chưa đầy đủ" và được coi là "giai đoạn ban đầu".
Danh sách, nếu được công bố, có thể làm leo thang căng thẳng thương mại với Trung Quốc và gây tổn hại các công ty Mỹ bán bộ phận và linh kiện hàng không dân dụng cho Trung Quốc. Phát ngôn viên Bộ Thương mại Mỹ, cơ quan sẽ công bố danh sách, từ chối bình luận, trong khi Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng chưa phản ứng.
Trong những tháng gần đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump tăng cường các hành động nhằm vào Trung Quốc. Trump hôm 12/11 ký sắc lệnh cấm Mỹ đầu tư vào 31 công ty Trung Quốc mà Washington cáo buộc do quân đội Trung Quốc sở hữu hoặc kiểm soát.
Danh sách được đưa ra sau khi Bộ Thương mại mở rộng định nghĩa "người dùng cuối quân đội" hồi tháng 4. Định nghĩa không chỉ bao gồm lực lượng vũ trang và cảnh sát, mà còn bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào hỗ trợ hoặc đóng góp vào việc bảo trì hoặc sản xuất các mặt hàng quân sự, ngay cả khi hoạt động kinh doanh của họ chủ yếu là phi quân sự.
Tin tức xuất hiện vào thời điểm nhạy cảm đối với ngành hàng không vũ trụ Mỹ khi Boeing đang muốn được Trung Quốc cho phép khôi phục hoạt động của Boeing 737 MAX sau khi dòng máy bay này được cơ quan quản lý Mỹ thông qua vào tuần trước. Tháng 3/2019, Trung Quốc là quốc gia đầu tiên dừng bay Boeing 737 MAX sau hai vụ tai nạn chết người và dự kiến phải mất nhiều tháng để dỡ lệnh cấm. Người phát ngôn của Boeing từ chối bình luận.
Luật sư thương mại Kevin Wolf, một cựu quan chức Bộ Thương mại, cho biết bộ đã chia sẻ dự thảo với một ủy ban cố vấn kỹ thuật gồm các đại diện trong ngành và lẽ ra nó phải được giữ bí mật. Theo Wolf, danh sách vẫn có thể được sửa đổi và có thể không có hiệu lực dưới thời chính quyền Trump vì nó sẽ cần được làm rõ và gửi đến Cơ quan Đăng ký Liên bang vào giữa tháng 12, trong khi tân tổng thống Mỹ nhậm chức vào 20/1/2021.
Phóng viên (t/h)
Mỹ muốn thêm hạm đội ở Ấn Độ Dương để siết gọng kìm với Trung Quốc? |
Anh điều tàu sân bay tới châu Á, gia tăng áp lực lên Trung Quốc |
Mỹ bổ sung 4 công ty Trung Quốc vào danh sách đen của Lầu Năm Góc |
Ngày đăng: 14:11 | 23/11/2020
/