Ngay trong thời điểm cuộc chiến Syria đến hồi kết thúc, bất đồng giữa Nga và Iran đang ngày càng gia tăng một cách khác thường.
Nga-Iran ngày càng rạn nứt ở Syria?
Nga đã đổi kế sách?
Tại Syria, ngày càng có nhiều ý kiến cho rằng Iran và Nga giờ đây không còn đi theo hướng đi chung giống như hồi năm 2015, thời điểm Moscow bắt đầu giúp đỡ chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad giữ vững quyền lực.
Sau 3 năm, tình hình trở nên ngày càng hỗn loạn và phức tạp, khiến cho hai đồng minh thân thiết bắt đầu có một số xung đột về quan điểm.
Từ Aleppo đến Homs và từ Damascus đến Palmyra, điểm giao lợi ích Nga và Iran ngày càng nhạt nhòa, đặc biệt trong thời điểm chính quyền Assad chuẩn bị tuyên bố chiến thắng trong cuộc chiến kéo dài bảy năm qua.
Câu hỏi đặt ra ở đây là: Người Nga và người Iran khác nhau như thế nào ở Syria và tại sao điều này lại xảy ra?
Theo tờ Al-Monitor, một trong những lý do này xuất phát ở việc giới chức quân sự Syria không coi Iran và Nga có vị thế ngang bằng nhau, mặc dù đây là điều mà nhiều người Iran và Syria không muốn thừa nhận.
Theo đó, chính quyền Damascus và Moscow đã có quan hệ khăng khít, gần gũi từ thời Xô Viết. Nga đã đào tạo hàng ngàn sĩ quan quân đội Syria và các chuyên gia quân sự từ năm 1971 cho đến nay.
Bên cạnh đó, người Nga cũng tỏ ra gần gũi hơn với người Syria về mặt lối sống, điều hoàn toàn ngược lại khi nhắc đến quân đội Iran.
Rất khó cho các sĩ quan Syria - những người thế tục – có thể hòa nhập với bản sắc Hồi giáo đậm nét trong lực lượng của Iran, một tính chất mà thể hiện cả trong Hezbollah và các nhóm đồng minh khác mà Iran hậu thuẫn.
“Các sĩ quan Iran rất sùng đạo. Họ là những người tốt, nhưng thật không dễ dàng để hòa nhập cùng họ”, một sĩ quan quân đội Syria giấu tên nói với Al-Monitor.
Người này nói thêm: “Chúng tôi là những người khác hẳn nhau. Họ đi theo tôn giáo, trong khi nhiều người trong chúng tôi không như vậy. Mặt khác, Nga là một siêu cường và họ có một tầm nhìn rõ ràng về những gì mà cuộc chiến đang hướng tới.
Người Nga kết nối với Mỹ, Israel, Thổ Nhĩ Kỳ, người Saudi và người Iran, rõ ràng giới lãnh đạo của chúng tôi có sự hợp tác chặt chẽ hơn với người Nga”.
Syria không hài lòng với hành động tấn công của Israel.
Nhiều quan chức Syria tin rằng nếu không phải vì thể hiện lập trường giúp đỡ Tổng thống Assad, vai trò của Iran có thể đã bị hoài nghi từ rất lâu. Trái với quan điểm phương Tây, Tehran đã luôn khăng khăng rằng Tổng thống Assad nên duy trì quyền lực.
Quan điểm này cũng được Iran áp dụng trước áp lực quân sự mà Israel đang thể hiện thông qua các cuộc không kích nhằm vào lực lượng của Tehran, với mục đích buộc lực lượng này phải rút khỏi Syria hoàn toàn.
Quan điểm chính thức của Iran luôn là vì Tehran được Damascus mời vào Syria, cho nên họ sẽ không rời khỏi đây trừ khi được Chính phủ Syria yêu cầu. Sự hiện diện của Iran tại Syria luôn luôn dừng ở cấp độ cố vấn và không có gì hơn.
Trong bối cảnh này, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Iran Bahram Ghassemi cho biết ngày 4/8 rằng: Tehran sẽ rút quân khỏi Syria nếu nước này có thể thiết lập sự ổn định tương đối.
Vào ngày 1/8, hãng tin chính thức TASS của Nga trích lời một phái viên Nga nói rằng các lực lượng Iran đã rút vũ khí hạng nặng ra khỏi biên giới cao nguyên Golan, mặc dù Israel cho rằng động thái này là chưa đủ.
Tuy nhiên, theo một nguồn tin quân sự Iran nói với tờ Al-Monitor cho biết, chưa bao giờ có bất kỳ vũ khí hạng nặng nào của Iran xuất hiện ở mặt trận phía Nam, hay bất kỳ nơi nào ở Syria.
Iran hiểu cam kết của Nga về sự ổn định trong khu vực và Iran cũng cam kết với điều đó. Tuy nhiên, vấn đề ở chỗ Israel vẫn liên tục tấn công vào Syria.
Đã có một số ý kiến thuyết phục lãnh đạo Syria coi hành động của Israel là chống lại chủ quyền của Syria và có những phản ứng cần thiết.
Tổng thống Syria kiên quyết bảo vệ lợi ích quốc gia
Dẫu vậy, Tổng thống Assad đã nhấn mạnh rằng lợi ích của Syria luôn là trên hết chứ không phải lợi ích của bất kỳ quốc gia nào. Ông từ chối yêu cầu bắn hạ máy bay và tên lửa của Israel dù "không hề hài lòng với hành động của Tel Aviv”.
Rõ ràng có hai luồng quan điểm ở Syria, trong đó gắn liền với Nga và Iran. Mặc dù không chắc rằng những quan điểm này sẽ xung đột vào một ngày nào đó, nhưng khác biệt như vậy đang làm lung lay liên minh ở Syria và mang lại cho Israel một lợi thế có thể giúp nước này áp đặt một số điều kiện của nó trên mặt đất.
Không những vậy, có những lực lượng dường như không muốn đồng ý với các điều kiện để xoa dịu Israel.
Vào ngày 14/8, thủ lĩnh Hezbollah, Hassan Nasrallah, đã bác bỏ các báo cáo của một số phương tiện truyền thông cho rằng lực lượng này dự định rút khỏi Syria, hoặc ít nhất xem xét lại việc phân bổ tại đây.
Thay vào đó, Nasrallah chế nhạo những gì ông mô tả là "chiến dịch cầu xin" của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu trong mục đích đưa Iran và Hezbollah ra khỏi Syria.
Phương Tây có thực sự đã "đánh mất" Thổ Nhĩ Kỳ vào tay Nga, Iran?
Hành động “cạn tình” của Mỹ có thể khiến cho Thổ Nhĩ Kỳ từ bỏ phương Tây, nhưng điều này có vẻ sẽ không diễn ... |
Mẫu tên lửa đạn đạo Iran phát triển để đe dọa tàu chiến Mỹ
Tên lửa Fateh Mobin dường như có khả năng tàng hình và độ chính xác cao, đủ sức uy hiếp chiến hạm Mỹ tại eo ... |
Ngày đăng: 16:44 | 16/08/2018
/ http://www.nguoiduatin.vn