Năm 2021, sự bùng phát của dịch Covid-19 cùng với sự sụt giảm mạnh của giá dầu đã tạo “tác động kép” đối với ngành dầu khí, vận tải dầu khí bị ảnh hưởng nặng nề. Tuy nhiên, PVTrans tiếp tục duy trì hoạt động tốt ở thị trường quốc tế, đồng thời vẫn giữ được thị phần rất quan trọng ở thị trường Việt Nam, thể hiện bằng những con số doanh thu đầy ấn tượng.

Có thể nói, năm 2021 là thời điểm cực kỳ khó khăn đối với kinh tế thế giới nói chung và ngành vận tải biển nói riêng. Hoạt động khai thác tàu của PVTrans trên thị trường quốc tế bị tác động tiêu cực. Các tuyến chính như Đông Nam Á, Đông Bắc Á và Thái Bình Dương đều bị hạn chế thông thương. Diễn biến phức tạp của dịch bệnh cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị trường vận tải nội địa, sức tiêu thụ giảm mạnh, nhu cầu vận chuyển giảm, cước vận chuyển cũng giảm sâu.

Tất cả những thử thách đó như một “siêu bão” thách thức con tàu PVTrans trong năm 2020. Nhiều kịch bản điều hành đã được ban lãnh đạo đặt ra, bao gồm cả kịch bản “sống sót” cho PVTrans. Thế nhưng, càng khó khăn thì tinh thần của người PVTrans càng được phát huy và kiểm chứng.

Kết thúc năm 2020, PVTrans đã thực hiện tổng số 1.745 chuyến tàu các loại; vận chuyển an toàn hơn 5 triệu tấn dầu thô cho Nhà máy Lọc dầu Dung Quất và Lọc hóa dầu Nghi Sơn; 2,2 triệu tất dầu sản phẩm và 1,9 triệu tấn LPC. Doanh thu hợp nhất ước đạt 7.250 tỉ đồng. Doanh thu của Công ty mẹ ước đạt 2.750 tỉ đồng, vượt 110% kế hoạch. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất ước đạt 935 tỉ đồng, tại Công ty mẹ là 575 tỉ đồng, đều vượt gần 170% so với kế hoạch. Nộp ngân sách Nhà nước đạt 335 tỉ đồng, vượt 122% kế hoạch.

Kết quả kinh doanh của PVTrans ngoạn mục đến mức mà Công ty TNHH Vận tải thủy bộ Hải Hà đã giao cho Công ty Phương Nam của PVTrans quản lý vận hành hai tàu dầu/hóa chất (trọng tải 40.058 DWT và 16.500 DWT) và một tàu hàng rời trọng tải 53.533 DWT. Đây cũng là chuyện hy hữu chưa từng có ở Việt Nam, khi một doanh nghiệp tư nhân giao tài sản của mình cho doanh nghiệp Nhà nước quản lý, vận hành và lãi thì cưa đôi.

Để có kết quả khả quan ấy, lãnh đạo PVTrans đã có những bước đi táo bạo, quyết đoán khi lựa chọn được những địa bàn mở rộng thị trường. Đội ngũ cán bộ, thuyền viên của PVTrans cũng thể hiện được sự quyết tâm, đồng sức, đồng lòng với các quyết sách của ban lãnh đạo, thậm chí có những thuyền viên hơn một năm không được về nhà, có người phải hoãn cưới vợ, có người không về chịu tang cha, mẹ…

Bên cạnh đó, PVTrans đã triển khai quyết liệt việc quản lý tiêu hao nhiên liệu, cải tiến, rút ngắn quá trình sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị và xây dựng phương án cấp phát vật tư phụ tùng sao cho hiệu quả trong điều kiện bình thường mới.

Nhờ có những giải pháp ứng phó linh hoạt, phù hợp, đội tàu PVTrans đã hoạt động tuyệt đối an toàn trong năm 2020. PVTrans tiếp tục duy trì 100% thị phần vận tải dầu thô và LPG, chiếm khoảng 30% thị trường vận tải xăng dầu tại thị trường nội địa; đẩy mạnh khai thác thị trường quốc tế thông qua tăng số lượng tàu chạy nước ngoài từ 70% năm 2019 lên 80% năm 2020, hoạt động trên các tuyến từ châu Á, Trung Đông đến Mỹ, Australia và Tây Phi với các hình thức cho thuê đa dạng, giúp PVTrans tăng nguồn thu ngoại tệ, xây dựng thương hiệu quốc tế.

Năm 2021, với nhiều biến động khó lường và thử thách ở phía trước khi đại dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp. Ban lãnh đạo PVTrans đã xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh cho năm 2021 với các kịch bản và giải pháp linh hoạt nhằm hoàn thành tốt nhất các chỉ tiêu kế hoạch đề ra, bảo đảm sự phát triển ổn định, bền vững của PVTrans.

Tổng doanh thu dự kiến năm 2021 là 6.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế mục tiêu là 404 tỷ đồng, lần lượt giảm 22% và giảm 51% so với mức thực hiện năm 2020. Không những thế, so với kế hoạch mà PVTrans đặt ra cho năm 2020 thì kế hoạch năm 2021 cũng có phần khiêm tốn hơn. Cụ thể, doanh thu và lợi nhuận kế hoạch năm 2021 lần lượt giảm 3% và giảm 6,7% so với kế hoạch năm 2020.

Và thực sự, những giải pháp mà PVTrans áp dụng đã mang lại kết quả ngoài mong đợi. Qua 4 tháng đầu năm 2021, lợi nhuận trước thuế lũy kế ước đạt 320 tỷ đồng, tương đương 64% kế hoạch năm, đạt 199% so với cùng kỳ năm ngoái. Nộp ngân sách nhà nước lũy kế ước đạt 79,7 tỷ đồng tương đương 76% kế hoạch năm, đạt 110% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong quý 1/2021, PVT mua thêm 2 tàu chở hóa chất mới (PVT AZURA và PVT DAWN). Các tàu này đều đã có hợp đồng khai thác ở thị trường quốc tế. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản quý 1/2021 của PVT đạt 477 tỷ đồng. Điều này phản ánh tiến độ mở rộng đội tàu của PVT đang trong xu hướng phục hồi.

Có thể nói, trong bối cảnh kinh tế thế giới đang gặp nhiều khó khăn và thách thức, PVT tiếp tục duy trì hoạt động tốt ở thị trường quốc tế, với hơn 80% đội tàu của PVT hoạt động chính ở thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, PVTrans vẫn giữ được thị phần rất quan trọng ở thị trường Việt Nam với việc vận chuyển cho NMLD Dung Quất, Nghi Sơn và các đầu mối vận chuyển than... Điều này đã và đang khẳng định những quyết sách đúng đắn của ban lãnh đạo PVTrans và sự đồng lòng, nhất trí của toàn thể cán bộ, thuyền viên trong Tổng công ty, dự báo kết quả kinh doanh đầy mong đợi cho năm 2021.

PVTrans : Lãi lớn nhưng vẫn thận trọng PVTrans : Lãi lớn nhưng vẫn thận trọng
Trần Xuân Đại – Bản lĩnh thép của người thuyền trưởng Trần Xuân Đại – Bản lĩnh thép của người thuyền trưởng
Sự thật về việc PVTrans cho thuê tàu PVT Eagle và PVT Sea Lion giai đoạn 2011 - 2012 Sự thật về việc PVTrans cho thuê tàu PVT Eagle và PVT Sea Lion giai đoạn 2011 - 2012

Ngày đăng: 10:01 | 24/05/2021

/ Nghề nghiệp và cuộc sống