Tôn Quyền là con trai của Tôn Kiên. Sau khi cha mất ít lâu, ông đã có những việc làm rất hiếu thảo khiến người đời nể phục.
Cách đây 3 năm, vào tháng 10/2016, tờ "Tin chiều Dương Tử" đã công bố một bài báo về một ngôi mộ ở quận Giang Ninh, thành phố Nam Kinh trực thuộc tỉnh Giang Tô, Trung Quốc và khẳng định đó là ngôi mộ của Tôn Kiên – cha của Tôn Quyền (vị vua đầu tiên của nước Đông Ngô thời Tam Quốc).
Sau khi tin tức này được đưa ra, nó đã thu hút sự chú ý của những người hậu duệ thuộc dòng họ Tôn ở Giang Tô.
Lăng mộ cổ lớn và bí ẩn ở thành phố Nam Kinh
Cũng theo bài báo trên thì đây là khu mộ lớn nhất của một nhân vật lịch sử Đông Ngô từng được tìm thấy và cũng là khu mộ có kết cấu phức tạp nhất. Thực tế, ngôi mộ này đã được phát hiện từ trước nhưng chưa có bài báo hay nghiên cứ nào nêu rõ danh tính chủ nhân ngôi mộ, cho đến thời điểm bài báo khẳng định đó là mộ Tôn Kiên.
Từ khi được phát hiện, việc bảo quản di tích này được giao cho Viện Công nghệ cao Nam Kinh. Thậm chí, để bảo vệ lăng mộ, người ta còn dự định xây một bảo tàng về triều Đông Ngô.
Đó cũng sẽ là bảo tàng đầu tiên chuyên về lịch sử văn hóa thời Đông Ngô. Gần đây, Đại học Văn hóa Nam Kinh và Viện Nghiên cứu Tự nhiên đã đề xuất đặt tên khu mộ này là "Cao Lăng", ghi chú là nơi an nghỉ của Tôn Kiên và hai vị phu nhân.
Tạo hình điện ảnh nhân vật Tôn Kiên. Ảnh: Internet
Vương Ninh Bang, Tiến sĩ sử học của Đại học văn hóa Nam Kinh cho biết ngôi mộ dài 21,5 mét, dài 14,4 mét. Năm 2013, ngôi mộ thậm chí còn được phê duyệt là một trong những di tích lịch sử sắp đạt cấp quốc gia, mặc dù chưa rõ danh tính chủ nhân
Nam Kinh là nơi đặt kinh đô của ít nhất sáu triều đại từng tồn tại trong lịch sử Trung Hoa. Trong đó, nước Ngô thời Tam Quốc chính là triều đại đầu tiên. Những năm gần đây, còn phát hiện ra thêm tổng cộng 26 hiện vật cổ có hoa văn rõ ràng.
Bởi ngôi mộ này từng bị xâm phạm bởi những kẻ trộm mộ rất nhiều lần, nên những phát hiện trên là rất quý giá. Cũng chính vì như vậy nên các nhà khảo cổ chỉ có thể dựa trên họa tiết trên tường mộ, văn vật, đồ dùng chôn theo mộ để xác định thời đại và chủ nhân của ngôi mộ này.
Theo các nghiên cứu, nhà Ngô tthời Tam Quốc chỉ tồn tại 52 năm gồm 4 vị vua là Tôn Quyền, Tôn Lượng, Tôn Hư, Tôn Hạo (còn Tôn Kiên và Tôn Hòa thực tế chưa làm vua nhưng được truy phong sau khi mất).
Một số học giả dựa trên đỉnh lăng mộ và phần sau của cấu trúc mái vòm, đánh giá rằng ngôi mộ được xây dựng (hoặc trùng tu) giữa thời Đông Ngô, cụ thể là thời Tôn Lượng (vị hoàng đế thứ 2 nhà Ngô).
Có thể Tôn Quyền đã chuyển ngôi mộ của cha mình đến Giang Ninh?
Là một người gốc Giang Ninh, tiến sĩ Vương Ninh Bang của Đại học văn hóa Nam Kinh luôn quan tâm tới gốc tích của ngôi mộ này. Ông cũng nói rằng tư liệu về những nơi chôn cất của các hoàng đế thời Đông Ngô là rất không rõ ràng.
Tuy nhiên, lăng mộ này có quy mô tương đối lớn và nó cho thấy vị trí của nhân vật được xây lăng cũng phải là một vị trí rất cao, chí ít cũng phải trong hoàng tộc. Là một nhà nghiên cứu nên tiến sĩ Vương dành rất nhiều thời gian để nghiên cứu tài liệu và tiến hành khảo sát thực địa.
Ông cũng đã có bài viết với tựa đề "Tôn Kiên Cao Lăng Khảo" (khảo cứu mộ Cao Lăng của Tôn Kiên) đăng trên tạp chí "Nam Kinh hiểu trang học viện" (một tạp chí của Đại học Nam Kinh) và đề xuất giả thiết lăng mộ quy mô kia chính là lăng của Tôn Kiên, nhân vật lịch sử quan trọng thời Tam Quốc và là cha của Tôn Quyền.
Theo bài viết, sau khi Tôn Quyền xưng vương, ông đã truy phong Tôn Kiên là Vũ Liệt Hoàng Đế và đương nhiên tiến hành an táng cha mình theo nghi thức của hoàng đế. Việc làm hiếu thảo này khiến nhiều người rất nể phục. Và theo các tài liệu thì nó có thể được gọi là "Cao Lăng".
Và Tôn Kiên ban đầu còn được tạm thời an táng ở một số nơi như Đan Dương, Tô Châu, Chiết Giang... Dựa vào các sử liệu ghi chép thì chứng tỏ người nước Ngô thời đó thực sự có kinh nghiệm bảo quản lẫn chôn cất thi hài rất tốt.
Khu mộ được đặt giả thiết là nơi chôn cất Tôn Kiên (Ảnh: News.ifeng.com)
Trong cuốn "Ngô Tôn Vương Mộ Ký" của tác giả Đằng Thành (nhà văn thời Bắc Tống) đề cập đến việc Tôn Quyền đã an táng người anh của mình là Tôn Sách tại nơi gọi là Mạt Lăng (cũng ở Giang Ninh, Nam Kinh ngày nay).
Dựa vào đây, tiến sĩ Vương Ninh Bang cũng khẳng định rằng theo phong tục thời đó thì " thuận lẽ thường, Tôn Quyền nếu đã an táng anh trai ở đó thì cũng sẽ an táng cha là Tôn Kiên ở đây".
Được truy tôn làm người sáng lập nhà Ngô thời Tam Quốc, Tôn Kiên đương nhiên sẽ được chôn cất ở nơi nguy nga thời đó. Các số liệu kỹ thuật và quy mô Cao Lăng cho thấy điều này.
Hơn nữa, trong Cao Lăng ngoài khu vực chôn cất chính của Tôn Kiên còn có hai khu chôn cất nữa dành cho phụ nữ. Điều này hoàn toàn trùng hợp với giả thiết rằng hai vị phu nhân cũng được chôn cất cùng, trong đó, một người là Ngô Quốc Thái đã nổi tiếng trong lịch sử và một người được biết đến với danh xưng Đinh thị.
Cũng theo phân tích của Vương Ninh Bang thì gần Cao Lăng có một nơi gọi là Cao Miếu cũng nhằm mục đích thờ tự Tôn Kiên.
Tiến sĩ Vương cũng suy luận rằng lăng được xây dựng trong 10 năm từ năm 241 tới năm 251 và thi hài Tôn Kiên được đưa vào lăng cuối năm 251.
Ông Hạ Vân Cao, phó chủ nhiệm "Hội khảo cổ chuyên sâu về thời Tam Quốc và nhà Tấn" đánh giá cao bài viết của tiến sĩ Vương Ninh Bang, cho rằng đây là bước đột phá trong nghiên cứu về lăng mộ của các hoàng đế nước Ngô.
Tôn Kiên (155-191) là vị tướng nhà Hán, tham gia vào cuộc chiến chống quyền thần Đổng Trác. Ông nổi tiếng với các chiến tích dẹp loạn quân Khăn Vàng cuối thời Hán và các chiến công khi liên minh với các lộ chư hầu để giao chiến với quân của Đổng Trác.
Tuy nhiên, sau này các lộ chư hầu bất hòa, quay sang đánh lẫn nhau. Tôn Kiên trên đường quay về Giang Đông đã giao tranh với quân của Lưu Biểu (Thứ sử Kinh Châu) và bị giết do loạn tên khi truy đuổi quân địch ở Hiệp Sơn, hưởng dương 37 tuổi.
Sau này các con ông về Giang Đông đã xây dựng một vùng lớn mạnh và thành lập nhà Đông Ngô sau này, còn Tôn Kiên được xem chính là người đặt nền móng.
"Ba tấc lưỡi" của Gia Cát Lượng đã làm khổ Chu Du và Tôn Quyền ra sao?
Ngoài một chữ “nghĩa” nổi bật, xuyên suốt nội dung, “Tam quốc diễn nghĩa” cũng miêu tả rất nhiều về chữ “trí”. Trong rất nhiều ... |
Hợp Phì chi chiến – Nguyên nhân thất bại của Tôn Quyền
“Bến Tiêu Diêu, Trương Liêu khét tiếng”kỳ thực không phải là chiến công hiển hách gì mà chỉ là trận chiến lấy nhiều đánh ít. ... |
Gia Cát Lượng "cướp" công Tôn Quyền, Lưu Bị, Chu Du
Có nhà nghiên cứu nói rằng: La Quán Trung cho Khổng Minh "cướp" công lớn của nhiều nhân vật khác (lấy kế sách, công trạng ... |
Ngày đăng: 00:42 | 29/06/2019
/ http://danviet.vn