Giết người cấp độ I là hành vi có chủ đích, có kế hoạch của thủ phạm nhằm vào nạn nhân.
Luật Liên bang Mỹ chia tội giết người theo các mức độ.
Giết người cấp độ I
Giết người cấp độ I là mức độ nghiêm trọng nhất, ba dấu hiệu cấu thành tội phạm gồm: người phạm tội cố ý, có cân nhắc và suy tính trước khi thực hiện hành vi giết người.
"Cố ý" được hiểu là người phạm tội có ý định giết người. "Có cân nhắc và suy tính” là lập kế hoạch và cố gắng thực hiện kế hoạch tới cùng, nhưng cũng có thể đơn giản chỉ là người phạm tội đã ngập ngừng ít nhất một vài giây để suy nghĩ về hành động của mình, và với một người bình thường khoảng thời gian ấy là đủ để lựa chọn không giết người.
Vì mức độ nguy hiểm của tội phạm, giết người cấp độ I có khung hình phạt cao nhất trong các tội xâm hại tới sức khỏe tính mạng: Có thể tới án tử hình hoặc tù chung thân không ân xá.
Giết người cấp độ II
Đây là hành vi cố ý giết người nhưng không có kế hoạch. Bị đơn hành động nóng vội, không cân nhắc nhưng hiểu rõ hành vi của mình có thể gây nguy hiểm.
Ví dụ, khi cãi nhau, ông A cầm chiếc xẻng đập mạnh vào đầu ông B. Dù không có ý định giết ông B nhưng ông A phải biết rằng cú đập vào đầu bằng xẻng rất có thể khiến đối phương tử vong, như vậy là mắc tội giết người cấp độ II.
Các bang có mức hình phạt khác nhau cho tội phạm này, tùy vụ việc cụ thể. Ví dụ, bang Arizona có khung hình phạt 10-25 năm, trong khi bang California quy định mức án từ 15 năm trở lên và có thể là tù chung thân.
Ngộ sát do lỗi cố ý
Đây là hành vi cố ý khi thủ phạm bị khiêu khích hoặc đang trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Luật pháp cho rằng người ở trong trạng thái này có thể không hiểu hết hành vi của mình, họ hành động vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.
Ví dụ, ông A bị ông B đuổi đánh bằng tay. Trong lúc bỏ chạy, ông A thấy bên đường có cây gậy gỗ liền nhặt lên và quay lại vụt liên tiếp vào đầu B khiến người này tử vong.
Luật pháp liên bang định mức phạt của tội này từ 10 năm trở xuống.
Ngộ sát do lỗi vô ý
Tội phạm này không có cả ba yếu tố: cố ý, cân nhắc và suy tính. Tòa án sẽ phán quyết tội phạm này dựa trên yếu tố lỗi vô ý có tính chất tội phạm, tức là bị đơn đã vô ý không thực hiện một nghĩa vụ mà pháp luật quy định họ phải thực hiện.
Chẳng hạn, bố mẹ có nghĩa vụ phải chăm sóc và bảo vệ con cái, nhưng do bất cẩn mà đã bỏ quên đứa trẻ nhỏ trên xe trong một ngày nóng bức và dẫn tới hậu quả.
Lái xe sau khi uống bia rượu cũng được liệt vào tội phạm này. Người lái xe không có ý định giết người nhưng không quan tâm tới hậu quả có thể xảy ra khi say rượu mà vẫn điều khiển vô lăng.
\'Nỗi sợ tương lai\' ám ảnh những hung thủ giết người ở Nhật Bản
Các hung thủ thường viện lý do “nỗi sợ tương lai”, khi không đủ khả năng về kinh tế để chăm sóc con cái hay ... |
9 phát ngôn của ông Phan Văn Vĩnh về các chuyên án trước khi bị bắt
Bắt bằng được Trịnh Xuân Thanh, xử nghiêm bất kỳ ai giúp Dương Chí Dũng bỏ trốn nếu có và hứa làm tất cả để ... |
Trùm lừa đảo Dũng “thẹo” (Kỳ 1): Lừa trên 500 tỉ đồng rồi trốn sang Mỹ
Chiều ngày 6.1.2016, chiếc chuyên cơ N144-PK cất cánh từ Mỹ đã hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất. Đây là chuyến bay đặc ... |
Bắt trộm thế nào để chủ nhà không biến thành tội phạm?
Khi trộm vào nhà, tài sản và tính mạng của những người trong gia đình bị đe dọa, gia chủ phải đứng giữa 2 lựa ... |
Đón đầu tội phạm
Một số cảnh sát lo ngại công nghệ mới khiến vai trò và khả năng phán đoán của họ bị ảnh hưởng |
Ngày đăng: 15:00 | 09/04/2018
/ https://vnexpress.net