Do là quyền tự do ngôn luận, cảnh sát không được bắt giữ người văng tục với mình vì lý do trả đũa.
Ngày 3/6, tòa án phúc thẩm liên bang số 8 tại Mỹ ra phán quyết khẳng định hành động văng tục với cảnh sát của người dân là quyền tự do ngôn luận được Hiến pháp bảo vệ.
Theo hồ sơ, năm 2015, cảnh sát viên Lagarian Cross đang xử lý tài xế ôtô vi phạm luật giao thông tại thành phố Fort Smith, bang Arkansas, Mỹ, thì bị thanh niên Eric Thurairajah (20 tuổi) lái xe đi qua và văng tục từ khoảng cách 15 m.
Lagarian đuổi theo, bắt giữ Eric với lý do hành vi văng tục tạo ra "tiếng ồn quá lớn", vi phạm vào quy định về trật tự công cộng của bang Arkansas. Sau vài tiếng bị tạm giam, người thanh niên được hủy cáo trạng và trả tự do.
Eric khởi kiện cảnh sát viên Lagarian vì cho rằng vụ bắt giữ đã vi phạm quyền tự do ngôn luận và quyền không bị khám xét vô cớ của mình.
Lagarian phản bác rằng khi ấy mình đang đại diện cho nhà nước nên được miễn nhiễm trước yêu cầu khởi kiện. Tòa sơ thẩm bác lập luận của Lagarian vì nhận thấy anh ta rõ ràng xâm phạm quyền hợp pháp của Eric. Sự việc được đưa lên tòa phúc thẩm liên bang số 8.
Tòa phúc thẩm nhận định lời văng tục của Eric đúng là mang tính xúc phạm, nhưng không làm ảnh hưởng giao thông, cũng không cản trở mệnh lệnh cảnh sát... nên không có căn cứ chính đáng để bị bắt giữ.
Về vấn đề tự do ngôn luận, tòa cho rằng việc người dân chỉ trích công chức, dù là bằng lời lẽ tục tĩu, cũng được Hiến pháp Mỹ bảo vệ, nên cảnh sát không thể bắt giữ họ với mục đích trả đũa.
Cuối cùng, tòa phúc thẩm bác đơn kháng cáo của cảnh sát viên. Vụ kiện được gửi trả cho tòa án sơ thẩm để hoàn thiện.
Eric không giải thích được lý do văng tục vì anh ta không quen cảnh sát viên hoặc lái xe đang bị xử phạt.
Vào tháng 3, tòa án phúc thẩm liên bang số 6 cũng từng tuyên một nữ tài xế ở bang Michigan thắng vụ kiện tương tự sau khi người này bị bắt giữ vì giơ ngón tay giữa về phía cảnh sát.
Huawei kiện cựu nhân viên ra tòa án Mỹ
Tập đoàn công nghệ Huawei (Trung Quốc) hôm 3-6 khởi kiện một cựu nhân viên ra tòa án bang Texas – Mỹ liên quan đến ... |
Gia đình nạn nhân rơi máy bay Ethiopia kiện Boeing ra tòa án Mỹ
Thân nhân của Jackson Musoni cho rằng Boeing phải chịu trách nhiệm trong việc thiết kế hệ thống điều khiển bị lỗi, dẫn tới tai ... |
Quốc Đạt (Theo Washington Post, Law And Crime)
Ngày đăng: 16:01 | 05/06/2019
/ https://vnexpress.net