Sân bay quân sự Andersen tại Guam chính là nơi “tập kết“ những siêu pháo đài bay Mỹ trước khi chúng được tung vào cuộc chiến trên bầu trời Việt Nam.
Sân bay quân sự Andersen trên đảo Guam của Mỹ chính là nơi "tập kết" những siêu pháo đài bay B-52 trước khi chúng được tung vào cuộc chiến trên bầu trời Việt Nam. Nguồn ảnh: Westover.
Đảo Guam nằm ở bờ Tây của Thái Bình Dương, cách đảo Luzon của Philippine khoảng 2500 km và cách Hà Nội khoảng... 4200 km. Trong chiến tranh Việt Nam, sân bay quân sự Andersen trên đảo Guam là điểm tập kết các máy bay B-52 để tham gia vào hoạt động ném bom đánh phá miền bắc Việt Nam. Nguồn ảnh: Jplaffont.
Chiếc pháo đài bay B-52 đầu tiên được đưa tới sân bay quân sự Andersen từ tháng 3.1964 để thay thế cho các máy bay ném bom B-47 đã hết thời. Kể tử khi đó, sân bay Anderson trở thành sân bay nằm ngoài lãnh thổ Mỹ có chứa nhiều máy bay B-52 nhất, chủ yếu để phục vụ cho các hoạt động ném bom ở Việt Nam. Nguồn ảnh: Corbis.
Thực tế, các máy bay ném bom chiến lược B-52 của Mỹ từ sân bay Anderson thường được cất cánh với số lượng lớn, tham gia các chiến dịch không kích quy mô ở miền bắc Việt Nam. Trong khi đó, việc ném bom trên tuyến đường Hồ Chí Minh thường được các máy bay B-52 đỗ ở sân bay Utapao-Thái Lan đảm nhận. Nguồn ảnh: Wiki.
Đường bay ném bom của các máy bay B-52 cất cánh từ sân bay quân sự Andersen trên đảo Guam tới Bắc Việt Nam trong chiến dịch Linebacker II của Mỹ, phía Việt Nam gọi đây là trận "Điện Biên Phủ trên không". Nguồn ảnh: Pinterest.
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không, phía Mỹ đã tham chiến trong khoảng 11 ngày, từ ngày 18 tới ngày 29.12.1972 với sự tham gia của 150 máy bay ném bom B-52, thực hiện 729 phi vụ bay. Phần lớn các máy bay đó đều được cất cánh từ sân bay quân sự Andersen, một số lượng nhỏ các tiêm kích, máy bay hộ tống được cất cánh từ sân bay Utapao, Thái Lan. Nguồn ảnh: Jane.
Thực tế, trước khi chiến dịch Linebacker II diễn ra khoảng 11 tháng. Vào đầu năm 1971, lực lượng đặc công Việt Nam đã vượt qua Lào, thâm nhập vào tận sân bay Utapao để đặt thuốc nổ tấn công các máy bay B-52 của Mỹ đang nằm ở đây, điều này khiến cho sân bay Utapao mất đi tính chiến thuật, không còn là "bãi đỗ" an toàn của các máy bay B-52 nữa, Mỹ cũng từ đó hạn chế đặt các máy bay B-52 ở sân bay này do lo sợ bị Việt Nam tấn công. Nguồn ảnh: Jean.
Tới năm 1973, phía Mỹ đã cho dừng tất cả các hoạt động quân sự trên vùng trời Việt Nam, Lào và Campuchia kể từ ngày 15.8.1973. Khi đó, sân bay quân sự Andersen có khoảng hơn 100 chiếc B-52 các loại bao gồm cả phiên bản B-52D và B-52G, hai phiên bản hiện địa nhất bấy giờ. Nguồn ảnh: Jplafo.
"Bỗng dưng thất nghiệp", hơn 100 chiếc B-52 này được Không quân Mỹ luân chuyển tới các sân bay quân sự khác trên khắp thế giới dù sau khi "rụng như sung" ở Việt Nam, pháo đài bay B-52 của Mỹ đã mất hết tính chiến lược của mình. Ảnh: Dẫn đường và hoa tiêu trên máy bay B-52 Mỹ. Nguồn ảnh: Boeing.
Bắt đầu được đưa vào hoạt động từ năm 1944 sau khi phía Mỹ chiếm được đảo Guam từ tay Nhật, hòn đảo này đã dần trở thành căn cứ quân sự quan trọng bậc nhất trên Thái Bình Dương của Mỹ. Nguồn ảnh: Kplanes.
Nếu như quần đảo Hawaii là bến đỗ của tất cả các tàu chiến, tàu ngầm Mỹ hoạt động trên vùng biển Thái Bình Dương thì dường như tất cả các máy bay hoạt động trên vùng trời Thái Bình Dương cũng đều được cất cánh từ sân bay quân sự Andersen trên đảo Guam. Ảnh: Một góc sân bay Andersen với tấp nập máy bay ném bom đang chuẩn bị cất cánh ném bom Việt Nam. Nguồn ảnh: Afgsc.
Một góc nhìn khác chứng tỏ quy mô khủng khiếp của sân bay quân sự Andersen. Trong thời gian diễn ra chiến tranh Việt Nam cũng là lúc sân bay quân sự Andersen hoạt động với công suất lớn nhất, sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, quy mô hoạt động của sân bay quân sự này đã giảm xuống mức rất thấp, chủ yếu làm nhiệm vụ huấn luyện và làm trạm nghỉ cho các máy bay bay từ Mỹ sang châu Á Thái Bình Dương. Nguồn ảnh: Wiki.
Pháo đài bay B-52 cất cánh từ sân bay quân sự Andersen đi ném bom Hà Nội. Tổng cộng trong chiến dịch Linebacker II, phía Mỹ đã huy động 207 máy bay ném bom B-52 cùng với 2000 máy bay chiến đấu các loại để yểm trợ nhiệm vụ ném bom, "san phẳng" Hà Nội. Nguồn ảnh: Andersen.
Con số 207 pháo đài bay B-52 tham chiến ở Việt Nam trong 12 ngày đêm lịch sử tương đương với 75% số máy bay B-52 Mỹ đang có trong tay. Kết cục là có tới 81 phi cơ chiến đấu của Mỹ bị ta bắn rơi, trong đó có 34 chiếc B-52, tương đương với 16,4 % số lượng máy bay B-52 tham chiến. Ảnh: Một chiếc B-52 may mắn trở về nhà với một lỗ thủng lớn trên cửa kính khi nó bị dính mảnh của tên lửa SA-2 trên bầu trời Việt Nam. Nguồn ảnh: Aviation.
Ngày nay, do không còn hoạt động quân sự một cách rầm rộ như trong thời gian diễn ra chiến tranh Việt Nam, kinh tế của Guam chủ yếu trông vào du lịch. Căn cứ quân sự Andersen cũng được sử dụng cầm chừng và chỉ còn duy nhất một phi đoàn đó là phi đoàn 36 Không quân Mỹ đóng quân tại đây. Nguồn ảnh: Dvids.
Tiết lộ tiền khổng lồ Mỹ tiêu tốn trong chiến tranh Việt Nam
Ngoài hai cuộc chiến tranh thế giới, những hoạt động quân sự nào của thế kỷ XX và XXI có chi phí tốn kém nhất? |
Bí mật cuộc chiến của Mỹ ở Campuchia trong Chiến tranh Việt Nam
Để ngăn chặn con đường tiếp tế vào Nam của quân và dân miền Bắc, Quân đội Mỹ còn mở rộng vùng chiến sự sang ... |
Khám phá khu giải trí của lính Mỹ thời chiến tranh Việt Nam
Trong suốt giai đoạn chiến tranh Việt Nam, “Sin City“ được coi là trung tâm giải trí quy mô của lính Mỹ. |
Ngày đăng: 14:34 | 11/05/2018
/ http://danviet.vn