Tính đến hết tháng 10/2018, cả nước đã giảm 7 tổng cục, hơn 200 đơn vị cấp vụ, cục và hàng nghìn lãnh đạo từ cấp phòng.
Báo cáo tại hội nghị giao ban ngành Tổ chức Xây dựng Đảng chiều 2/1, ông Nguyễn Văn Tùng (Vụ trưởng Tổ chức - Điều lệ, Ban Tổ chức Trung ương) cho biết, việc thực hiện chủ trương sắp xếp lại bộ máy của hệ thống chính trị thời gian qua đã đạt kết quả tích cực.
Tổng hợp sơ bộ đến 31/10/2018 cho thấy, các cơ quan trung ương đã giảm 7 tổng cục; 202 vụ, cục; hơn 14.800 đơn vị cấp phòng. Qua đó giảm 11 lãnh đạo tổng cục; gần 180 lãnh đạo cấp vụ, cục; gần 900 lãnh đạo cấp phòng và giảm hơn 900 biên chế.
Ở các tỉnh, thành uỷ, việc tinh gọn bộ máy đã giảm 65 tổ chức cấp sở; 5.120 đầu mối cấp phòng; hơn 170 lãnh đạo cấp sở; khoảng 8.350 lãnh đạo cấp phòng và hơn 59.700 biên chế.
Ông Nguyễn Văn Tùng, Vụ trưởng Tổ chức - Điều lệ. Ảnh: Hoàng Thuỳ |
Theo ông Tùng, việc triển khai kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo quản lý và hợp nhất một số mô hình tổ chức bộ máy cũng đạt kết quả đáng kể. Theo đó, đã có gần 600 trên tổng số hơn 700 đơn vị cấp huyện trên toàn quốc thực hiện thí điểm Trưởng ban tuyên giáo đồng thời là Giám đốc Trung tâm bồi dưỡng chính trị. Tám địa phương sáp nhập trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện với các ban tham mưu cấp uỷ hoặc với các cơ quan khác. Việc này giúp giảm gần 600 lãnh đạo cấp phòng, hơn 130 biên chế.
Cả nước cũng có gần 250 quận, huyện thực hiện thí điểm trưởng ban Dân vận đồng thời là Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc, làm giảm hơn khoảng 220 lãnh đạo cấp phòng và gần 70 biên chế.
13 tỉnh có Trưởng ban Dân vận đồng thời là Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc, giúp giảm 13 lãnh đạo Ban, sở, ngành cấp tỉnh.
Ngoài ra, gần một nửa trong hơn 700 đơn vị cấp huyện đã thí điểm Trưởng ban Tổ chức đồng thời là Trưởng phòng Nội vụ, giảm 36 lãnh đạo cấp phòng và 11 biên chế; 23 quận, huyện của 13 tỉnh, thành đã có Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra đồng thời là Chánh thanh tra, giảm 23 lãnh đạo cấp phòng và 9 biên chế...
Ngày 25/10/2017, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 18 về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Theo đó, cả nước phấn đấu đến năm 2021 hoàn thành việc sắp xếp, kiện toàn các tổ chức và đầu mối bên trong theo hướng giảm đầu mối, giảm tối đa cấp trung gian, giảm cấp phó; hoàn thiện các quy định liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị để kịp thời khắc phục tình trạng chồng chéo chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực quản lý.
Tinh giản biên chế: Những nghịch lý cần hóa giải
Số người hưởng lương và các chế độ từ ngân sách của Việt Nam quá lớn trong khi hiệu suất công việc của cán bộ ... |
Quá trình tinh giản biên chế đang đi ngược?
Giữ và thu hút nhân tài trong tổ chức sau tinh giản biên chế là điều rất khó. |
Hà Nội chi 63,5 tỷ tinh giảm 695 người
(Tin tức thời sự) - Hà Nội báo cáo giảm được 80 biên chế, trong đó có 72 người hưởng chính sách về hưu trước ... |
Công tác tinh giản biên chế: Trên nóng, dưới lạnh, giữa nóng
Tinh giản biên chế đang thực hiện như chế độ "nghỉ hưu non", như vậy không nâng cao chất lượng hoạt động công vụ. |
Ngày đăng: 16:08 | 03/01/2019
/