Tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh dừng chia tách gia đình nhập cư bất hợp pháp; Trung Quốc, Triều Tiên thảo luận biện pháp tăng cường hợp tác…là những tin đáng chú ý trong ngày.
Tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh dừng chia tách gia đình nhập cư bất hợp pháp. Tổng thống Donald Trump từ bỏ chính sách tách trẻ em khỏi cha mẹ nhập cư bất hợp pháp tại biên giới Mỹ - Mexico sau khi hình ảnh những đứa trẻ gào khóc trong trại giam gây ra sự phẫn nộ trong và ngoài nước.
Tổng thống Trump ngày 20/6 ký sắc lệnh tại Nhà Trắng.
Ông Trump ký sắc lệnh yêu cầu các gia đình nhập cư bất hợp pháp bị giam giữ cùng nhau trong quãng thời gian thủ tục tố tụng hình sự diễn ra, mặc dù điều đó có thể vi phạm quy định rằng trẻ em chỉ có thể bị giữ tối đa trong 20 ngày.
Quyết định này không kết thúc chính sách "không khoan nhượng" mà Mỹ đã thực hiện trong 10 tuần, kêu gọi truy tố hình sự đối với người nhập cư vượt biên bất hợp pháp. "Sắc lệnh này là về việc giữ các thành viên gia đình bên nhau trong khi đồng thời đảm bảo rằng chúng ta có một biên giới an ninh", ông Trump nói khi ký sắc lệnh tại Phòng Bầu dục.
Thủ tướng New Zealand chuẩn bị sinh con. Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern, 37 tuổi, sáng 21/6 nhập viện ở Auckland để chuẩn bị sinh con. Bà là lãnh đạo thế giới thứ hai sinh con khi đang tại nhiệm. Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng New Zealand Winston Peters sẽ là quyền Thủ tướng khi bà Ardern nghỉ thai sản trong 6 tháng.
Trung Quốc, Triều Tiên thảo luận biện pháp tăng cường hợp tác. Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 20/6 thảo luận các biện pháp để tăng cường hợp tác chiến thuật và chiến lược giữa hai nước. Họ đã trao đổi "quan điểm nghiêm túc" về tình hình hiện tại và tình hình mới, hãng thông tấn nhà nước Triều Tiên KCNA ngày 21/6 đưa tin.
Trước khi gặp ông Tập Cận Bình hôm 20/6, ông Kim đã đến thăm một cơ sở do viện khoa học Nông nghiệp Trung Quốc điều hành để xem cách trồng rau. Lãnh đạo Triều Tiên cũng đến thăm một trung tâm kiểm soát giao thông ở Bắc Kinh trước khi khởi hành về Bình Nhưỡng vào chiều cùng ngày.
Iran từ chối đàm phán sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân. Ngày 20/6, truyền thông Trung Đông dẫn tuyên bố của người đại diện Chính phủ Iran, ông Mohammad Bagher Nobakht khẳng định Tehran sẽ không tiến hành đàm phán với Tổng thống Mỹ Donald Trump sau khi ông chủ Nhà Trắng quyết định rút khỏi thỏa thuận hạt nhân mà Iran ký kết với Nhóm P5+1 (gồm Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và Đức) năm 2015, còn được gọi là Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA).
Bên trong một cơ sở hạt nhân Iran.
Bình luận về những thông tin liên quan tới việc một số chính trị gia Iran bắt đầu tiến hành đàm phán với phía Mỹ, ông Nobakht nhấn mạnh điều này không hợp lý, song ông không loại trừ khả năng Tehran tiến hành đối thoại với những nước khác.
Mỹ kêu gọi Triều Tiên có động thái phi hạt nhân hóa đầu tiên. Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton ngày 20/6 nói rằng Triều Tiên cần triển khai động thái đầu tiên nhằm dỡ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân của nước này trước khi trông chờ vào bất cứ sự nới lỏng trừng phạt nào từ phía Mỹ.
Phát biểu với hãng tin Fox News trong một cuộc phỏng vấn, ông Bolton nêu rõ: "Triều Tiên đã nói rằng họ muốn phi hạt nhân hóa hoàn toàn và điều cần làm hiện nay là thảo luận về cách thức để đạt được điều đó”.
Theo ông Bolton, các cam kết ngoại giao sẽ được tiến hành rất nhanh. Ông nhấn mạnh, nếu Triều Tiên nghiêm túc thì họ chắc hẳn cũng muốn hành động nhanh chóng nhằm đạt được cam kết phi hạt nhân hóa.
Đề xuất “khó đỡ” về nhập cư của ông Donald Trump
Nhà Trắng đã đề xuất dự luật nhập cư cho phép 1,8 triệu người nhập cư bất hợp pháp trở thành công dân Mỹ để ... |
Ông Trump muốn phá thế đóng cửa chính phủ bằng “Giải pháp hạt nhân”
Reuters hôm 22-1 cho biết Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa đề xuất thực hiện các quy định mới nhằm chấm dứt tình trạng chính ... |
Ngày đăng: 09:28 | 21/06/2018
/ http://www.nguoiduatin.vn