Thực tế, việc sử dụng thông tin người dùng để kiếm lợi nhuận như Facebook là cách làm từ lâu đã bị nhiều chuyên gia bảo mật lên tiếng phản đối.
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, khi được hỏi sẽ hành động như thế nào nếu ở trong tình huống như Mark Zuckerberg, CEO Tim Cook của Apple lập tức cho rằng ông sẽ không bao giờ để chuyện bán dữ liệu người dùng xảy ra, đồng thời nhấn mạnh: "Chúng tôi đã có thể kiếm rất nhiều tiền nếu biến khách hàng của mình thành sản phẩm như thế. Nhưng chúng tôi sẽ không bao giờ làm điều đó".
"Sự riêng tư là quyền con người của chúng ta. Đó là một quyền cơ bản làm nên đặc trưng của nước Mỹ, giống như tự do ngôn luận và tự do báo chí", Cook nói.
CEO Apple cho rằng dù có thể kiếm rất nhiều tiền song ông không chọn cách làm như Facebook. Ảnh:Phone Arena. |
Sau khi sự cố dữ liệu bị tung ra, ông chủ Facebook đã lên tiếng xin lỗi trong một bài đăng trên Facebook: "Chúng tôi sẽ coi đây như một bài học để xây dựng nền tảng bảo mật hơn trong tương lai, tạo sự an toàn cho cộng đồng".
Thực tế, việc lạm dụng thông tin riêng tư khách hàng của một số công ty công nghệ như Facebook, là điều từ lâu đã được các nhà quan sát cảnh báo. Tuy nhiên, chỉ đến khi những thông tin này được sử dụng vào vấn đề cụ thể, mang tầm vóc to lớn như cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vừa qua, mới khiến người dùng thực sự nổi giận.
Khác với Apple, là công ty tập trung sản xuất thiết bị phần cứng để phát triển, những cái tên khác như Facebook, Google đều kiếm doanh thu từ quảng cáo. Do đó, thông tin người dùng là dữ liệu cực kỳ quan trọng với họ.
Xin Visa Mỹ có thể phải cung cấp tài khoản Facebook, Instagram Đó là đề xuất mới của Bộ ngoại giao Mỹ, nhằm có thêm cơ sở để cấp thị thực cho những người nước ngoài đến ... |
Facebook tiếp tay cho quảng cáo bẩn như thế nào? Đang tồn tại một hệ thống quảng cáo trên Facebook với rất nhiều trò ma giáo mà ở đó Facebook mắt nhắm mắt mở cho ... |
Ngày đăng: 12:07 | 31/03/2018
/ Zing