Nguyên tắc đầu tiên của chữ viết không phải là giản tiện, dễ nhớ mà phải biểu đạt được toàn bộ tư tưởng, tình cảm của con người.

GS.TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, nguyên Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương đã bày tỏ quan điểm của mình xung quanh đề xuất cải tiến cách viết chữ Quốc ngữ của PGS.TS Bùi Hiền.

Theo đó, ông cho rằng, chữ Quốc ngữ từ thời Alexandre de Rhodes đã trải qua nhiều lần cải tiến và đến nay, về cơ bản, nó đã tương đối định hình và được dùng phổ biến trong các văn kiện, tác phẩm văn học nghệ thuật, trở thành một thứ ngôn ngữ phổ biến.

Ngôn ngữ không phải cứ cứng nhắc mỗi chữ chỉ biểu đạt một âm vị, và mỗi âm vị chỉ có một chữ cái tương ứng biểu đạt.

"Sự phát triển của ngôn ngữ thể hiện sự tiến lên của một nền văn hóa, do đó không phải cứ đồng nhất, rút gọn lại thì đó là sự tiến bộ. Chính sự đa dạng trong cách biểu diễn thể hiện được tính phong phú của ngôn ngữ người Việt.

Một ví dụ về cải tiến chữ viết theo đề xuất của PGS.TS Bùi Hiền

Tiếng Anh cũng vậy, có rất nhiều từ đồng âm, nhiều phụ âm, ngay cả nguyên âm cũng đọc rất khác nhau. Cho nên, nó phải đa dạng về cách thể hiện, không phải co về sự thống nhất mới gọi là khoa học.

Mặt khác, chữ chỉ là cái vỏ bề ngoài của nội dung. Cho nên, nội dung ấy phải được thể hiện phong phú. Chẳng hạn, chữ "gi" trong giương cung, còn đại dương là chữ "d", Những phụ âm ấy phải biểu diễn được những sắc thái khác nhau, chưa kể những đặc cách để nó biểu hiện những giác rất đặc thù trong ngôn ngữ", GS.TS Phạm Tất Dong phân tích.

Khẳng định rằng tiếng Việt bây giờ đang thể hiện được văn hóa của Việt Nam hiện nay, vị chuyên gia cho rằng, nếu làm như đề xuất sẽ là bước thụt lùi, rắc rối.

Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam đặc biệt lưu ý, nguyên tắc đầu tiên của chữ viết không phải là giản tiện, dễ nhớ. Nguyên tắc đầu tiên của chữ viết là phải biểu đạt được đầy đủ toàn bộ tư tưởng, tình cảm của con người, tư tưởng, tình cảm ấy càng phức tạp bao nhiêu thì ngôn ngữ phải diễn đạt được bấy nhiêu.

"Dễ nhớ để làm gì? Viết như đề xuất trên chắc gì đã dễ nhớ! Thế nào là dễ nhớ là chuyện cần phải bàn", GS.TS Phạm Tất Dong lưu ý.

Ông cũng nhấn mạnh, ngôn ngữ không chỉ đơn thuần là công cụ giao tiếp mà nó còn là văn hóa, lịch sử của mỗi dân tộc.

Chẳng hạn như chữ Trung Quốc dẫu phức tạp nhưng sự phức tạp đó lại thể hiện một điều gì đó mà con người nhìn vào đó có thể thấy và hiểu được. Chữ Nhẫn là một ví dụ, nó được ghép bởi hai chữ: Đao ở trên và Tâm ở dưới, thể hiện sức chịu đựng của con người.

Ở Trung Quốc cũng từng có cuộc cách mạng giản lược hóa tiếng Trung (chữ giản thể), nhưng theo GS.TS Phạm Tất Dong, việc bớt nét đi chẳng qua là cách để người ta học nhanh hơn, viết nhanh hơn và dễ nhớ hơn.

Trong tiếng Việt, viết tắt cũng là để dễ nhớ, nhưng đó chỉ là phương pháp, tùy thuộc vào mỗi người và cũng chỉ dùng cho mỗi cá nhân, không phải cho toàn dân.

"Những đề xuất của ông Hiền cho thấy ông ấy có dụng công, nghiên cứu nhiều, nhưng tôi cho rằng chưa đúng hướng. Sau này tiếng Việt còn thay đổi rất nhiều. Tiếng nói, chưa nói đến chữ viết, qua nhiều thế kỷ cũng thay đổi. Hệ thống thông tin hiện đại, công nghệ thông tin sẽ giúp văn hóa, ngôn ngữ viết của Việt Nam tiến bộ hơn, nhưng nó đi theo con đường đại chúng, nếu không sẽ không thể thành ngôn ngữ của cả dân tộc được.

Hơn nữa, bây giờ có muôn vàn thứ cần cải tiến, đưa vấn đề cải tiến cách viết chữ Quốc ngữ ra để làm gì? Trong khi chất lượng học sinh Việt Nam kém, học chưa được, giờ thêm một cái khó nữa, kéo theo đó là toàn bộ sách báo, văn kiện phải thay đổi hết.

Bởi thế, giờ không phải là lúc bàn chuyện này, nó không phải là việc đại sự phải làm ngay", GS.TS Phạm Tất Dong kết luận.

Chưa tồn tại menu hệ thống theo ngôn ngữ!

Trước những phản ứng trái chiều của dư luận về đề xuất cải tiến tiếng Việt, trao đổi với báo chí, PGS.TS Bùi Hiền khẳng định, ông bỏ ngoài tai những người chửi ông mà không có lý do, và ông sẵn sàng trả lời bằng văn bản, thậm chí tranh luận trực tiếp với những người có chuyên môn.

Ông lưu ý, công trình nghiên cứu của mình chưa hoàn chỉnh; mặt khác lại chưa có sự chuẩn bị nhưng báo chí đưa lên giới thiệu.

"Bắt người chưa quen, chưa học, chưa hiểu… phải chấp nhận thì khó. Tôi đã nghiên cứu công trình này hơn 20 năm nay và gần đây, giới thiệu công trình ở một bài viết gửi kỉ yếu hội thảo khoa học ở Quy Nhơn về ngôn ngữ. Tuyệt nhiên, nó chưa phải đề án đem ra trưng cầu ở cấp nhà nước. Đến nay, tôi mới chỉ nghiên cứu xong một nửa (cải tiến các phụ âm)", PGS.TS Bùi Hiền cho biết.

Ông cũng khẳng định sẽ không từ bỏ công trình của mình trước sự phản ứng của dư luận.

“Không phải bây giờ mà từ khi tôi nghiên cứu đã trao đổi với nhiều người, có người tán thành có người không tán thành. Có người nói nên làm về tổng thể, có người khuyên đừng chọc vào làm gì. Nhưng tôi thấy vấn đề bức xúc quá về mặt chữ viết hiện nay và tôi quyết tâm làm, tôi làm không phải manh mún mà có hệ thống”.

Đề xuất cải tiến chữ viết Tiếng Việt: Sẽ gây ra nhiều hệ lụy

Trước đề xuất của PGS.TS Bùi Hiển về việc cải tiến chữ tiếng Việt, GS Nguyễn Minh Thuyết, nhà sử học Lê Văn Lan đều ...

Đề xuất thay đổi chữ quốc ngữ: Vì sao liên tiếp thất bại?

Không phải đến nay mới có đề xuất cải tiến chữ viết tiếng Việt của PGS.TS Bùi Hiền, mà từ cách đây hai thế kỷ ...

Toàn bộ đề xuất cải tiến phụ âm \'Tiếq Việt\' của PGS Bùi Hiền

PGS.TS Bùi Hiền cho rằng chữ được cải tiến sẽ giúp học sinh không còn nỗi ám ảnh khi viết sai chính tả, thuận lợi ...

(http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/giao-duc/tieng-viet-thanh-tieq-viet-la-thut-lui-rac-roi-3347890/)

Ngày đăng: 10:46 | 27/11/2017

/ Theo Thành Luân/Đất Việt