Là phiên bản mạnh nhất của dòng Su-30MK, chiến đấu cơ Su-30MK2 sở hữu hệ thống vũ khí uy lực cùng khả năng tác chiến đặc biệt hiệu quả trên biển.
Tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, tiêm kích Su-30MK2 nhận được sự quan tâm từ người dân khi tham gia trình diễn tại lễ khai mạc.
Theo ban tổ chức, Không quân Việt Nam sẽ sử dụng 7 chiếc Su-30MK2, bay theo đội hình 3-4 và trình diễn thả mồi bẫy nhiệt trên không.
Mỗi chiếc Su-30MK2 được trang bị 96 quả đạn mồi bẫy nhiệt PPI-50 được phóng đi từ hệ thống phóng mồi APP-50. Đây là một phần hệ thống phòng thủ chủ động được thiết kế để bảo vệ máy bay trước các loại tên lửa phòng không sử dụng đầu dẫn hồng ngoại.
7 chiếc tiêm kích Su-30MK2 sẽ tham gia khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024.
Su-30MK2 là loại máy bay chiến đấu đa năng hai chỗ ngồi, tốc độ siêu âm có thể đảm nhiệm cả nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không và nhiệm vụ cường kích (tấn công mặt đất, mặt biển). Đây là loại máy bay chiến đấu hiện đại nhất của Không quân Việt Nam.
Máy bay có chiều dài 21,9m, cao 6,4m, sải cánh 14,7m, có khả năng mang 8 tấn vũ khí. Nhờ khả năng có thể tiếp nhiên liệu trên không, Su-30MK2 có thể mở rộng tầm hoạt động lên tới 8.000 km sau 2 lần tiếp nhiên liệu. Khi bay không tiếp nhiên liệu, máy bay có tầm hoạt động 3.000 km.
Su-30MK2 có thể đạt vận tốc tối đa gấp 2 lần vận tốc âm thanh (2.000 km/h), với vận tốc bay theo phương ngang lên tới 1.400 km/h, trần bay 17.300 m.
Điểm nổi bật ở Su-30MK2 là khả năng cơ động đặc biệt cao, và có thể triển khai tấn công cả máy bay có người lái và không người lái (UAV). Với trang bị hệ thống tên lửa dẫn đường tầm ngắn và tầm trung, những chiếc chiến đấu cơ có biệt danh “hổ mang chúa” có thể tấn công chính xác các mục tiêu mặt đất, mặt nước từ khoảng cách 120 km.
Su-30MK2 có thể đạt vận tốc tối đa gấp 2 lần vận tốc âm thanh.
Nhờ hệ thống khung được nâng cấp, Su-30MK2 có thể tấn công mục tiêu trong mọi điều kiện thời tiết, bất kể ngày, đêm.
Máy bay được trang bị 12 điểm cố định dưới cánh để gắn vũ khí, với trang bị hỏa lực rất đa dạng, từ các tên lửa dẫn đường không đối không, không đối đất, tên lửa không dẫn đường, bom định vị, bom thông thường, bom chùm.Năm 1995, dựa trên thiết kế của những chiếc Su-27, các kỹ sư của Tập đoàn chế tạo máy bay Sukhoi (Nga) bắt tay vào thiết kế phiên bản Su-27 dành riêng cho không quân Ấn Độ.
Ngày 30/11/1996, một thỏa thuận liên chính phủ được ký, theo đó Nga sẽ phát triển và bán cho Ấn Độ 8 chiếc chiến đấu cơ hai ghế ngồi Su-30K (chữ K là ký hiệu của phiên bản xuất khẩu) cùng 32 chiếc Su-30MKI (M là ký hiệu của phiên bản nâng cao, I là ký hiệu cho Ấn Độ).
Đến năm 2002, 10 chiếc Su-30MKI đầu tiên được bàn giao cho Ấn Độ, và một năm sau, thêm 12 chiếc được chuyển giao trong lần giao hàng thứ hai.
Cùng thời gian Ấn Độ đặt mua Su-30MKI, năm 1997, Trung Quốc cũng đặt hàng Su-30, và những chiếc chiến đấu cơ xuất sang thị trường này được mang ký hiệu Su-30MKK. Trong khi đó, bản xuất khẩu sang thị trường Malaysia có tên Su-30MKM.
Điểm nổi bật của Su-30MKK là các thiết bị được nâng cấp đều do Nga sản xuất, với hệ thống radar được tăng cường khả năng vừa tìm kiếm vừa bắt mục tiêu, cùng năng lực lập bản đồ địa hình tác chiến. Tháng 12/2000, những chiếc Su-30MKK đầu tiên được giao cho Trung Quốc.
Năm 2002, trên cơ sở những chiếc Su-30MKK, hãng Sukhoi tiếp tục nâng cấp hệ thống vũ khí, đồng thời hiệu chỉnh thông số hệ thống, tạo ra phiên bản Su-30MK2 mà Việt Nam cùng nhiều quốc gia khác, trong đó có Indonesia, Venezuela, Algeria, Uganda đặt hàng
Năm 1995, dựa trên thiết kế của những chiếc Su-27, các kỹ sư của Tập đoàn chế tạo máy bay Sukhoi (Nga) bắt tay vào thiết kế phiên bản Su-27 dành riêng cho không quân Ấn Độ.
Ngày 30/11/1996, một thỏa thuận liên chính phủ được ký, theo đó Nga sẽ phát triển và bán cho Ấn Độ 8 chiếc chiến đấu cơ hai ghế ngồi Su-30K (chữ K là ký hiệu của phiên bản xuất khẩu) cùng 32 chiếc Su-30MKI (M là ký hiệu của phiên bản nâng cao, I là ký hiệu cho Ấn Độ).
Đến năm 2002, 10 chiếc Su-30MKI đầu tiên được bàn giao cho Ấn Độ, và một năm sau, thêm 12 chiếc được chuyển giao trong lần giao hàng thứ hai.
Cùng thời gian Ấn Độ đặt mua Su-30MKI, năm 1997, Trung Quốc cũng đặt hàng Su-30, và những chiếc chiến đấu cơ xuất sang thị trường này được mang ký hiệu Su-30MKK. Trong khi đó, bản xuất khẩu sang thị trường Malaysia có tên Su-30MKM.
Điểm nổi bật của Su-30MKK là các thiết bị được nâng cấp đều do Nga sản xuất, với hệ thống radar được tăng cường khả năng vừa tìm kiếm vừa bắt mục tiêu, cùng năng lực lập bản đồ địa hình tác chiến. Tháng 12/2000, những chiếc Su-30MKK đầu tiên được giao cho Trung Quốc.
Năm 2002, trên cơ sở những chiếc Su-30MKK, hãng Sukhoi tiếp tục nâng cấp hệ thống vũ khí, đồng thời hiệu chỉnh thông số hệ thống, tạo ra phiên bản Su-30MK2 mà Việt Nam cùng nhiều quốc gia khác, trong đó có Indonesia, Venezuela, Algeria, Uganda đặt hàng.
https://vtcnews.vn/tiem-kich-da-nang-su-30mk2-co-gi-dac-biet-ar913902.html
Ngày đăng: 16:18 | 17/12/2024
MINH AN / VTC News