Bà Christine Keeler - người vừa tạ thế, hưởng thọ 75 tuổi - từng là trung tâm của vụ bê bối an ninh và tình dục nhạy cảm nhất nước Anh, thường được biết đến dưới cái tên “Vụ Profumo”. Những mối quan hệ cùng lúc giữa bà Keeler với ông John Profumo - khi đó là Bộ trưởng Chiến tranh - và ông Eugene Ivanov - một tùy viên phụ tá hải quân Liên Xô đã giúp lật đổ chính phủ bảo thủ của ông Harold Macmillan...
Profumo buộc phải từ chức tại Quốc hội Anh sau khi người ta khám phá ra ông đã nói dối Hạ viện vì đã quan hệ tình cảm với “ả cave” 19 tuổi Christine Keeler. Từ đó, bùng nổ một câu chuyện tình ái, tự tử, mưu đồ và gián điệp, phá hoại các hộp thư của Profumo, điện thoại và đồ vũ trang của Thủ tướng Anh và Bắc Ireland.
Hai chính khách “rớt đài” vì một ả điếm
Năm 1963, John Profumo giữ chức Bộ trưởng Chiến tranh Anh, là ngôi sao đang lên của Đảng Tory, kế cận Thủ tướng Harold Macmillan - một vị khách yêu thích của Điện Buckingham, là một người hùng chiến tranh và còn là ông xã của một ngôi sao điện ảnh nổi tiếng thời đó. Thế rồi, 7 viên đạn bắn ra từ một ngôi nhà ở khu dân cư yên tĩnh Marylebone bởi gã bạn trai của Christine Keeler đã kích hoạt vụ bê bối tình ái chính trị khét tiếng nhất trong lịch sử hiện đại Anh.
Christine Keeler rời khách sạn Ariel ở London vào năm 1963
Vụ Profumo khiến Điện Westminster chao đảo suốt gần 6 tháng. Nội các của Thủ tướng Macmillan cũng bị rung lắc bởi những tiết lộ từ Christine Keeler rằng ả đã “mây mưa” với cả John Profumo và Tư lệnh Eugene Ivanov – một sĩ quan tình báo Nga điển trai và là một tùy viên phụ tá hải quân Liên Xô ở London. Cao điểm của vụ bê bối, các bộ trưởng Nội các Anh lo sợ rằng một trong số các đồng nghiệp của họ có thể lọt vào mục tiêu của những kẻ quấy rối.
Chưa hết, còn lộ chuyện về những cuộc truy hoan có tổ chức bao gồm những bữa tiệc linh đình tại một ngôi nhà ở Mayfair, một trong số các vị khách trong lúc quá phấn khích đã đột tử vì đau tim. Ngày 22.3.1963, John Profumo đã ra một thông cáo cá nhân gửi cho các nghị sĩ phủ nhận rằng ông ta đã “tòm tem” với “cave” Keeler. Lời tuyên bố của Profumo càng đẩy sự nghiệp của ông nhanh xuống dốc khi vụ bê bối được Nội các thừa nhận. Ngày 4.6.1963, sau cơn mưa tin đồn, lời cáo buộc và phủ nhận đã tấn công chính phủ, John Profumo (còn có tên gọi khác là Jack) bị ép phải từ chức khi viên bác sĩ nắn xương Stephen Ward bị bắt giữ và tuyên buộc đã kiếm tiền bất chính.
John Profumo, tân Bộ trưởng chiến tranh Anh tại Văn phòng chiến tranh vào năm 1960 trước khi xảy ra vụ bê bối tình ái giữa ông với “gái gọi” Christine Keeler
Nổi tiếng nhiều, tai tiếng lắm
Nên biết rằng Stephen Ward, một nghệ nhân và là con trai của một mục sư, năm 1961 đã đưa Christine Keeler đến ngôi nhà đồng quê của Lord Astor tại Cliveden, Berkshire. Tại đó lần đầu tiên cô ả rơi vào cặp mắt khát tình của John Profumo khi ả cave cố tình khoe thân thể đầy gợi dục bên hồ bơi trước mặt vị chính trị gia đáng kính. Năm đó, Keeler mới chỉ 19 tuổi, còn Profumo đã 48 cái xuân xanh, là chồng của người đẹp Valerie Hobson, là ngôi sao của loạt phim hài cổ điển như Kind Hearts And Coronets. Bà Valerie Hobson, người luôn chung thủy dành tình yêu cho ông xã, khi biết tin về vụ bê bối tình ái khủng khiếp đã lâm bệnh và qua đời.
Chính trị gia “máu gái” Profumo có gốc gác là người Sardinia (Ý), tổ tiên đã di cư đến Anh vào năm 1885, sống bằng nghề bán bảo hiểm. Cha của Profumo là một Nam tước Ý, làm quan cố vấn cho nhà vua Ý. John Profumo sinh ra vào năm 1915 và khi trưởng thành đã là một quý ông Anh hào hoa.
Không chỉ ngủ với John Profumo, Keeler còn “chăn gối” với Eugene Ivanov, một tùy viên hải quân Liên Xô
Từ Harrow, Profumo đến Oxford, gia nhập quân đội vào năm 1939 và kết thúc chiến tranh với quân hàm Thiếu tướng. Profumo bước chân vào Hạ viện Anh lúc mới 25 tuổi với lá phiếu cao nhất tại cuộc bầu cử năm 1940, trở thành Nghị sĩ Anh trẻ tuổi nhất trong Quốc hội Anh. Profumo là một quý ông đẹp trai, mềm mỏng, đầu hơi hói và rất hấp dẫn phụ nữ. Sau Đại chiến thế giới thứ II, Profumo bị mất ghế, nhưng rất nhanh chóng đã trở lại Quốc hội vào năm 1950, trở thành nghị sĩ của giáo xứ dân sự Stratford-upon-Avon. 2 năm sau đó, Profumo có chân trong chính phủ khi giữ chức Tổng trưởng chung tại Bộ Giao thông. Rồi Thủ tướng Harold Macmillan đã cất nhắc cho Profumo trở thành Bộ trưởng Chiến tranh vào tháng 7.1960 và Profumo đã rất thành công, có vẻ như không có gì đủ sức ngáng trở sự nghiệp và chiếc ghế mà Profumo muốn nhắm đến là Ngoại trưởng Anh.
Khi John Profumo thậm chí còn được ám chỉ là Thủ tướng tương lai của nước Anh cũng là lúc gặp gỡ Christine Keeler. Chuyện tình của họ cũng thường thôi, có thể sẽ kết thúc mà công luận không mảy may hay biết nếu như không có một loạt các hoàn cảnh kỳ quặc. Không những ngủ với Profumo, Keeler còn ngủ với cả Ivanov, do bác sĩ Stephen Ward xếp đặt. Stephen Ward có hẳn một danh sách các nghị sĩ của Đảng Tory trong số các bệnh nhân của mình, ông ta cũng được cho là nhân vật trung gian trong vòng “những nhân vật có máu mặt”. Sự tham gia của người Nga được xem là một mối đe dọa hiểm họa tiềm tàng cho nền an ninh quốc gia Anh. Vừa ngủ với các quan chức, Christine Keeler còn kiếm bộn tiền thông qua việc bán tin tức cho cánh báo chí. Vụ tình ái Profumo-Keeler nhanh chóng nở to thành một sự kiện công chúng, lúc đầu như đóm lửa nhỏ nhưng có gió thì cháy lan.
John Profumo xuất thân từ một gia tộc gốc Sardinia (Ý) và di cư đến Anh vào năm 1885, gia sản của họ hình thành từ nghề bảo hiểm
“Cái tát” đau cho Nội các Anh
Đó là một vụ bê bối dính chùm nhiều vị chức sắc với sự liên quan của các ngôi sao opera truyền hình và các tên tuổi thượng lưu, những dạ tiệc trong nhà cuối tuần, nhiều gái gọi, điệp viên MI5 và các bộ trưởng chính phủ Anh. Nội các của Thủ tướng Macmillan lo ngại, rất có thể nhiều nhân vật tên tuổi sẽ bị bóc trần. Báo chí giật tít rằng Bộ trưởng Chiến tranh đang “thực thi” nhiệm vụ của mình, kế bên dòng tít là hình ảnh Christine và bạn của ả là Mandy Rice-Davies. Càng xui nữa khi gã bạn trai của Keeler là Edgecombe tỏ ra nghi ngờ, bám theo thấy cảnh Keeler đứng bên ngoài ngôi nhà của bác sĩ Stephen Ward, nơi Keeler hay lui tới. Cảnh sát lần tìm đã phát hiện một câu chuyện về mại dâm, gián điệp và dối lừa. Vụ Profumo như quả tên lửa đập thẳng vào Đảng Tory trong những tháng cuối cùng trong nhiệm kỳ của Thủ tướng Harold Macmillan, khi ông bị bệnh và Đảng Lao động (đặt dưới quyền lãnh đạo của Harold Wilson) đã ngửi thấy mùi bê bối.
Mandy Rice Davies và Christine Keeler
Từ những phong thanh về bê bối tình dục, luật sư Nam tước Denning vào cuộc điều tra chân tướng sự việc. Báo cáo của Luật sư Denning đã trở thành ấn phẩm bán chạy nhất của chính phủ Anh từ trước tới nay. Bác sĩ Stephen Ward tự vẫn sau khi bị kết một số tội trạng. Thủ tướng Harold Macmillan buộc phải từ chức. John Profumo chịu đựng vụ bê bối mà không khiếu nại gì, thề sẽ câm lặng và không cung cấp bất kỳ chuyện gì, không trả lời gì nếu ai có xoáy đến nỗi ô nhục. Nhưng... ông đã nói với người con trai David về những ẩn tình trong vụ bê bối. Để chuộc lỗi cho hành vi của mình khiến Quốc hội Anh thập phần muối mặt, suốt hơn 30 năm Profumo đã không ngừng làm từ thiện ngay tại khu phố nghèo ở East End, London.
John Profumo “chết gục” khi nhìn cảnh Keeler trong bộ đồ bơi đầy gợi cảm vào năm 1961
Bạn bè thân thiết của Profumo tin rằng ông đã bị gài bẫy để hạ bệ danh tiếng khi mà sự nghiệp chính trị đang như diều gặp gió. Năm 2003, 40 năm sau ngày xảy ra vụ bê bối Profumo, Hạ viện đã khôi phục quyền cố vấn tư cho Profumo. Bộ phim “Phiên xử Christine Keeler” sẽ bắt đầu được quay tại Anh vào năm tới 2018, với sự diễn xuất của 2 diễn viên John Hurt (vai bác sĩ Stephen Ward) và Joanne Whalley (vai Christine Keeler).
Chồng tự sát bất thành sau khi giết vợ
Mâu thuẫn chuyện gia đình, anh Tính dùng dao đoạt mạng vợ rồi cắt tay để tự tử nhưng người đàn ông này thoát chết. |
Vợ chết, chồng nguy kịch với nhiều vết dao
Nghe con của anh Tính kêu cứu, hàng xóm chạy sang nhà thì phát hiện vợ chồng tiểu thương này nằm bất động, trên người ... |
Ngày đăng: 23:00 | 18/09/2018
/ Dân Việt