Tháng 10 vừa qua, thị xã Ngã Bảy (Hậu Giang) vận động toàn dân ra quân vá sửa các trục giao thông liên xã trong khu vực nông thôn mới.
Đường bê-tông ở huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang. Ảnh minh họa, nguồn: Báo Hậu Giang. |
Thật ra, đây không phải là sự khởi đầu mà chính là động tác kích hoạt mô hình tự nguyện vá sửa đường của cư dân bản địa hai năm trước từng nổi đình nổi đám.
Là nơi hội tụ của bảy ngã sông nên Ngã Bảy có đến hàng thế kỷ chìm trong cảnh đò giang cách trở, khi tiến hành đồng loạt đổ nhựa, bêtông hóa các trục giao thông ở vùng ven những trục đường lót đá, trải nhựa đen bóng, phẳng phiu đã mở ra những mạch sống mới: Hỗ trợ hiệu quả cho tiến trình cải thiện đời sống dân cư và đẩy nhanh các bước phát triển trên địa bàn…
Tất cả trở thành dấu ấn sâu đậm trong tâm tưởng của người dân tại chỗ nên họ đã lập tổ, nhóm tự nguyện vá, sửa đường ở địa phương, không chỉ đóng góp ngày công còn lặn lội tìm nguồn vật liệu rơi vãi ở các công trình cầu đường góp nhặt về lắp vá những mảng vỡ trên trục đường làng. Do nguồn vật liệu nhặt lượm không kết dính được vật liệu cũ, không bảo tồn được mặt đường lâu dài đã xô đẩy chuyện tự nguyện vá sửa đường nông thôn mới ở Ngã Bảy lắng xuống và lịm tắt…
Người dân có lòng, có sức với làng quê của mình, chẳng lẽ… chịu bó tay sao? Và chính quyền địa phương đã vào cuộc, tìm được loại chất liệu mới thay thế, thỏa mãn được các yêu cầu kỹ thuật cho lắp sửa các mảng vỡ, lõm mặt đường. Sự khơi mào này đã thu hút được cư dân, doanh nghiệp tại chỗ đóng góp tài chính mua nguyên liệu và chi phí cho các tổ vá đường tiếp tục giữ gìn, chăm dưỡng các trục đường làng.
Vận động và khơi gợi mọi thành phần trong xã hội cùng tham gia việc công ích chính là cái đích hướng đến của chủ trương xã hội hóa. Thế nhưng, công cuộc xã hội hóa trên nền chung dần về sau bị rẽ sang hướng đầu tư hưởng lợi. Cụm từ xã hội hóa bị lạm dụng như thứ ngôn ngữ thời thượng đối với những dự án, công trình giao thông cần kêu gọi nhà đầu tư tiếp vốn. Nhưng thói thường, nhà đầu tư bỏ ra một đồng vốn phải thu về bốn đồng lời, nên tìm đủ mọi cách để thu đủ, thậm chí lạm thu...
Sự cố trạm thu phí BOT Cai Lậy, Tiền Giang vừa qua, và những sai phạm ở hầu hết dự án BT và BOT phát hiện mới đây... gây ra bao điều bất bình trong dư luận xã hội là một ví dụ điển hình.
Vận dụng chủ trương xã hội hóa để người dân cùng chung tay chăm dưỡng những trục đường làng ở Ngã Bảy là tích hợp lòng dân cùng thổi bùng lên những đốm lửa đẹp. Còn núp dưới danh nghĩa xã hội hóa vì phát triển hệ thống giao thông quốc gia khi cái bóng lợi ích của nhà đầu tư các trạm thu phí BT, BOT hiển hiện quá lớn chỉ tích hợp được sự bất bình, bức xúc trong lòng người dân…
Ngày mai BOT Biên Hòa thu phí trở lại
Vào 9h ngày mai, trạm thu phí tuyến tránh TP Biên Hòa (BOT Biên Hòa) sẽ thu phí trở lại sau 20 ngày xả trạm. |
Bị công an mời "làm việc"các tài xế vẫn đề nghị di dời trạm BOT
Sau buổi làm việc với cán bộ PC67, nhiều tài xế vẫn giữ nguyên quan điểm mong muốn trạm BOT tuyến tránh Biên Hòa phải ... |
Nhiều người có chức có quyền đang \'không biết, không nghe, không thấy\'
Trước hết, xin thưa đây là phương châm chúng ta giáo dục cho người dân thời kỳ chiến tranh, nhất là giai đoạn chống Mỹ ... |
http://laodong.vn/cau-chuyen-quan-ly/tich-hop-long-dan-572195.ldo
Ngày đăng: 12:45 | 26/10/2017
/ Lê Thanh Nguyên/Báo Lao động