Bên cạnh tài nghệ tuyệt luân, thứ giúp Lỗ Trí Thâm lập nên vô số chiến công hiển hách chính là cây Nhật Nguyệt Quyền Trượng.
Lỗ Trí Thâm trong Thủy hử là một người hận thù rõ ràng, một hảo hán trượng nghĩa, trừng trị kẻ ác nhân, thay trời hành đạo. Trải qua bao phiên bản điện ảnh và cả nguyên tác văn học, Lỗ Trí Thâm luôn nằm trong số những nhân vật được yêu thích nhất Thuỷ hử. Binh khí của vị hoà thượng sở hữu sức mạnh vô song và thích uống rượu này là một cây Nhật Nguyệt Quyền Trượng.
Lỗ Trí Thâm luôn nằm trong số những nhân vật được yêu thích nhất Thuỷ hử.
Đây là loại quyền trượng 2 đầu khác nhau: một đầu là một lưỡi dao cán mỏng có thiết kế phần lưỡi tròn như mặt trời (Nhật), đầu kia có hình vầng trăng khuyết (Nguyệt) nên có tên là Nhật Nguyệt Quyền Trượng.
Đây là món binh khí do Lỗ Trí Thâm tự thuê người rèn, nặng tới 62 cân, gấp rưỡi cân nặng các binh khí thông thường khác. Hình dáng binh khí này rất giống với cây trượng của nhân vật Sa Ngộ Tĩnh trong Tây du ký.
Trong lần chạm trán đầu tiên giữa Lỗ Trí Thâm và Dương Chí (một trong những tướng lĩnh hàng đầu của Thủy hử), Nhật Nguyệt Quyền Trượng từng đâm xuyên qua thân cây to một người ôm không xuể. Có thể nói, đây là một loại vũ khí cực kỳ lợi hại, mang tính sát thương rất cao.
Nhật Nguyệt Quyền Trượng của Hoa Hoà Thượng – Lỗ Trí Thâm.
Trong phim Thủy hử cũng có đoạn khắc họa rất hay về việc Lỗ Trí Thâm thi triển Nhật Nguyệt Quyền Trượng. Đây cũng là nguồn gốc cơ duyên hội ngộ giữa Lỗ Trí Thâm và Lâm Xung.
Vào một buổi sáng, Lỗ Trí Thâm nổi hứng thi triển Nhật Nguyệt Quyền Trượng nặng phải hai người khiêng một cách mạnh mẽ như vũ bão.
Đang lúc hăng say thì thấy có người cất lời ca ngợi. Lỗ hòa thượng nghe cao nhân cất tiếng, biết đây không phải dạng tầm thường nên xin được thọ giáo. Lâm Xung bất đắc dĩ nhận lời và hai người bước vào cuộc tỉ thí.
Lâm giáo đầu với cây trường côn thi triển những tuyệt kỹ vô cùng lợi hại nhưng vẫn không sao thắng nổi cây Nhật Nguyệt Quyền trượng của Lỗ hòa thượng.
Cho tới khi vị giáo đầu tung một chiêu Long quyền thần của Lâm gia thương pháp rất hiểm hóc, Lỗ Trí Thâm mới hỏi ra và biết rằng kẻ qua đường chính là Lâm Xung.
Khâm phục hiệp khách với võ nghệ vô địch thiên hạ, Lỗ hòa thượng vô cùng ngưỡng mộ, xin được kết nghĩa làm huynh đệ. Về sau cả hai cùng gia nhập nghĩa quân Lương Sơn.
Quyền trượng trong võ Thiếu Lâm và võ thuật ngày nay
Quyền trượng (hay thiền trượng, bảo trượng) là một loại hình đặc biệt, có nguồn gốc từ võ thuật Thiếu Lâm.
Trong dân gian cách đây hàng ngàn năm, quyền trượng được coi là “giới thượng lưu của các loại vũ khí”, một trong bốn loại vũ khí lớn cùng với kiếm, giáo và đao.
Thông thường, chỉ có những người đứng đầu Thiếu Lâm (phương trượng) hay những cao tăng có võ công rất cao mới sở hữu những cây quyền trượng.
Loại binh khí này không chỉ biểu tượng cho uy quyền chốn Phật giáo mà thường nặng, khó sử dụng nên phải những người có võ công cao và thể lực tốt mới có thể thi triển một cách thuần thục.
Một cây quyền trượng trong võ thuật Thiếu Lâm.
Trong võ Thiếu Lâm cũng có một số bài về trượng tuy nhiên các tài liệu ít mô tả chi tiết về cách thức sử dụng trượng ra sao và thực tế trải qua hàng ngàn năm, loại hình binh khí đặc biệt này cũng ít dần.
Hiện nay, trong các môn võ thì trượng là loại binh khí khá hiếm người tập so với các loại binh khí khác như thương, đao, kiếm, mâu…
Tuy nhiên một số môn phái trong hệ thống võ cổ truyền Việt Nam vẫn còn lưu giữ bài quyền trượng, trong đó tiêu biểu nhất có thể kể tới võ Bình Định.
Trượng được chia làm 3 phần: đầu, đốc và thân trượng. Đầu trượng là một quả cầu bầu dục bằng kim loại có bốn cánh với nhiều vòng khoen sắt.
Trong võ Thiếu Lâm, ngoài quyền thuật, nội công, ngoại công, khí công, tâm pháp, công phu đặc dị… còn có nhiều loại binh khí.
Vũ khí nơi đây là vật tượng hình để hàng long phục hổ, chế ngự tâm viên ý mã, tự thắng bản thân, trong đó có thiền trượng (hoặc quyền trượng)
Trượng có nghĩa là cây gậy, binh khí, binh trượng, nghi trượng. Hai quân đánh nhau gọi là khai trượng. Thiền trượng là tên gọi chung cho pháp khí của các vị cao tăng, nguyên là binh khí cổ đặc thù.
Loại này được dùng như “bảo bối” chốn thiền môn, chiều dài và sức nặng tùy vào sở thích của mỗi người, nhưng chiều dài chung nhất thường là bằng khoảng chiều cao của người sử dụng.
Thân trượng là một đoạn côn dài nối đầu và đốc trượng. Đốc trượng được gắn một mũi thương ngắn dùng để trợ chiến trong trường hợp sử dụng trượng với cả hai đầu và đốc.
Thường khi thi triển, tay phải nắm gần đầu, tay trái nắm gần đốc, tương tự như côn pháp.
Trượng cũng có thể có một lưỡi rất dày và lớn ở một đầu, và đầu còn lại cũng có lưỡi được chẻ đôi, rất sắc bén.
Lỗ Trí Thâm và Nhật Nguyệt Quyền Trượng (trong phim Thủy hử 1996).
Hiện nay trượng là loại binh khí quý hiếm ít người sử dụng. Trượng pháp có nhiều điểm tương đồng so với côn pháp. Do vậy trong sử dụng ta thấy trượng pháp chính là sự biến hóa tinh hoa của côn pháp.
Trượng pháp có đánh, bổ, đập, đâm, thọc, quất, phang, phất, hất, bật, đỡ, gạt, hoành, khóa, bắt, khắc, tạt, tém, loang thiên, loang địa…
Với ưu thế dũng mãnh một đầu nên nhiều kỹ thuật đánh, đập, khóa, đâm, bắt được dùng nhiều trong chiến đấu.
Xem đi xem lại Thủy Hử, mấy ai biết được ý nghĩa thực sự của tên phim
Cái tên “Thủy Hử” dù khó hiểu nhưng lại mang ý nghĩa sâu sắc. |
Câu chuyện ly kỳ và ẩn ý đằng sau hai chữ “Thủy hử” của Thi Nại Am
Thủy hử là tác phẩm nổi tiếng nhất của Thi Nại Am, được sáng tác dựa trên các câu chuyện truyền miệng trong dân gian ... |
Lâm Xung và Lỗ Trí Thâm: Tên gọi ứng nghiệm kỳ lạ đến đường đời
108 anh hùng hảo hán, nhân tài lại gặp nơi đất hiểm, gặp thời loạn thế rối ren, những tưởng oanh liệt một phen, phất ... |
Ngày đăng: 08:20 | 26/03/2019
/ http://danviet.vn