Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia nhận định, tình hình xâm nhập mặn ở ĐBSCL phụ thuộc vào nguồn nước từ thượng nguồn sông Mê Kông, triều cường và còn biến động trong thời gian tới.
Dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho thấy, mực nước các trạm trên sông Mê Kông xuống dần và ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm (TBNN) từ 0,1-1,06m. Theo đó, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có xu thế tăng dần.
Dự báo, từ ngày 11-20/2, ở thượng nguồn sông Mê Kông và khu vực Nam bộ sẽ phổ biến ít mưa, vào ban ngày trời nắng, nắng nóng bắt đầu xuất hiện trên khu vực. Mực nước các trạm trên dòng chính sông Mê Kông biến đổi chậm và ở mức thấp hơn TBNN từ 0,1-1,0m.
Xâm nhập mặn vùng ĐBSCL mùa khô năm 2021-2022 ở mức cao hơn TBNN, nhưng không nghiêm trọng như mùa khô năm 2019- 2020.
Các đợt xâm nhập mặn cao nhất ở cửa sông Cửu Long khả năng tập trung trong tháng tháng 2,3 (từ 26/2-5/3, từ 14-19/3); các sông Vàm Cỏ, Cái Lớn vào tháng 3,4 (từ 14-19/3, từ 28/3-3/4, từ 12-17/4).
Mực nước sông Mê Kông xuống thấp, hạn mặn sớm ở đồng bằng sông Cửu Long |
Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia nhận định, tình hình xâm nhập mặn ở ĐBSCL phụ thuộc vào nguồn nước từ thượng nguồn sông Mê Kông, triều cường và còn biến động trong thời gian tới.
Trong khi đó, theo báo cáo của Viện Khoa học thủy lợi miền Nam, các hồ chứa thuộc Trung Quốc xả nước hạn chế, có thể làm mặn xâm nhập sớm ở ĐBSCL. Ông Hoàng Văn Thắng, nguyên Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, Chủ tịch Hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam cho hay, theo báo cáo của Viện Khoa học thủy lợi miền Nam, các hồ chứa thuộc Trung Quốc xả nước hạn chế và lợi dụng cột nước cao để phát điện, tại thuỷ điện Cảnh Hồng lưu lượng xả về hạ lưu từ 23/1 đến nay trên dưới 700 m3 /s, tương đương với 1 tổ máy phát điện.
Hiện các hồ chứa thượng nguồn sông Mê Kông thuộc Trung Quốc còn dung tích khoảng 78%, tương đương với tổng dung tích 19,7 tỷ m3.
Thời gian tới các hồ trên lưu vực sẽ còn tiếp tục xả nước hạn chế do đó dòng chảy còn giảm nhanh là nguyên nhân có thể làm mặn xâm nhập sớm đầu mùa kiệt 2021-2022.
Ông Thằng cho rằng, những năm gần đây (giai đoạn 2015 - 2020) là những năm hạn, mặn trầm trọng do ảnh hưởng của El Nino vào năm 2016 với tần suất 60 năm xuất hiện một lần. Do tác động của El Nino không những hệ thống sông Cửu Long mà cả sông Hồng cũng hạn, tích nước thấp.
Bên cạnh đó, trong khi ở ĐBSCL là đầu mùa khô thì phía Trung Quốc lại tích nước nên xâm nhập mặn lấn sâu hơn.
Tuy vậy, ông Thắng nhận định, hạn mặn không phải là vấn đề nghiêm trọng ở ĐBSCL, mà tác động lớn nhất của các đập thủy điện trên lưu vực sông Mê Kong chính là trữ lại phù sa bùn cát, góp phần gây nên hiện tượng sạt lở bờ sông, bờ biển vùng hạ lưu.
Sụt lún đất, ngoài nguyên nhân do hiện tượng khai thác cát ngầm ngày càng phức tạp còn do lượng phù sa về đồng bằng giảm, gây mất cân bằng cho đồng bằng. Đây mới là vấn đề khó khắc phục.
Theo số liệu Ủy hội sông Mê Kông đã công bố, lượng phù sa ở sông Mê Kông đã giảm 6 - 7%, theo 2 kịch bản đến năm 2040, kịch bản xấu lượng phù sa trên các lưu vực sông Mê Kông giảm đến 97%, kịch bản tốt cũng giảm 85 - 86%.
Trong khi đó, tình trạng khai thác cát đang diễn ra bừa bãi, quá mức cho phép, lên đến 30 - 40 triệu tấn cát/năm, phù sa về bao nhiêu khai thác hết bấy nhiêu, dẫn đến suy thoái đồng bằng.
Ngày xưa đồng bằng tiến ra biển thì nay biển lại xâm lấn ngược lại. Do vậy, phải có biện pháp hạn chế khai thác cát ở hạ nguồn, nếu không sẽ rất khó kiểm soát tình trạng sạt lở, ngập úng.
Yêu cầu ngân hàng cấp vốn để thu mua, tạm trữ gạo tại Đồng bằng Sông Cửu Long
NHNN yêu cầu các ngân hàng thương mại và NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long thực hiện ... |
Việt Nam dự kiến vay 2 tỷ USD phát triển Đồng bằng sông Cửu Long
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhất trí về nguyên tắc việc vay nguồn vốn quốc tế khoảng 2 tỷ USD cho mục tiêu phát triển ... |
Ngày đăng: 15:34 | 11/02/2022
/ www.anninhthudo.vn