Từ vụ "thuốc" hỗ trợ điều ung thư của Công ty Vinaca được làm bằng tro than gây chấn động dư luận, cơ quan chức năng cần vào cuộc quyết liệt để minh bạch hóa sản phẩm, làm “sạch” thị trường thực phẩm chức năng vốn đang rất nóng.
Những viên thuốc được giới thiệu là hỗ trợ chữa bệnh ung thư làm từ than tre
Không chỉ từ vụ "thuốc" ung thư được làm bằng tro than mới được phát hiện, mà tình trạng gian dối, bát nháo trong sản xuất, buôn bán thực phẩm chức năng (TPCN) đã rộ lên nhiều năm trước.
Các hành vi vi phạm liên quan đến TPCN bị cơ quan chức năng xử lý gồm: Sản xuất hàng giả, kém chất lượng, quảng cáo gian dối, sử dụng hồ sơ kiểm định giả, sản phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc… Năm 2015, cơ quan chức năng thu giữ 20 tấn TPCN giả, có nhiều thành phần không đúng như doanh nghiệp công bố tại thành phố Hà Nội và thu giữ 12 tấn TPCN giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ tại TP HCM.
10 tháng đầu năm 2016, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã thực hiện thanh tra, phát hiện vi phạm và xử lý 88 cơ sở sản xuất, kinh doanh TPCN, xử phạt tổng số tiền 5,4 tỷ đồng, thu hồi 12 giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm, tạm dừng lưu thông 18 cơ sở vi phạm.
Những số liệu trên cho thấy tình trạng vi phạm liên quan đến sản phẩm TPCN diễn ra nghiêm trọng, đẩy người dân vào cảnh tiền mất, tật mang, còn nhà sản xuất, phân phối thì siêu lợi nhuận. Mặc dù đã có quy định TPCN không phải là thuốc chữa bệnh, nhưng có nhiều đơn vị quảng cáo TPCN lại mập mờ như thuốc chữa bệnh, công dụng sản phẩm bị thổi phồng quá mức như có thể "cải lão hoàn đồng" "thanh lọc cơ thể", chữa bệnh hiểm nghèo... và giá bị đẩy lên rất cao.
Thực trạng nói trên đặt ra yêu cầu cấp thiết cần “siết” quản lý sản phẩm TPCN với hành lang pháp lý chặt chẽ, bài bản. Cần có quy định giám sát quá trình sản xuất TPCN, bảo đảm không thể gian dối, từ khâu nguyên liệu đầu vào, quá trình sản xuất cho đến kiểm nghiệm trước khi ra thị trường.
Cơ sở sản xuất phải bảo đảm các điều kiện về năng lực tài chính, năng lực chuyên môn kỹ thuật, có hồ sơ chứng minh thành phần, công dụng của TPCN. Cả việc sử dụng, cũng cần nghiên cứu chặt chẽ, có thể cần có sự tư vấn hoặc đơn của bác sỹ.
Tăng mức phạt, truy tố các cơ sở vi phạm, gian dối trong sản xuất, phân phối, quảng bá TPCN. Bởi đây là lĩnh vực liên quan trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng con người, chúng ta không thể sơ hở, buông lỏng dẫn đến những hậu quả khôn lường.
Đến năm 2016, cả nước đã có gần 4.000 doanh nghiệp sản xuất và nhập khẩu TPCN, với hơn 20.000 sản phẩm đã được công bố; 60 - 65% TPCN được sản xuất trong nước, còn lại là nhập khẩu.
Khởi tố vụ án thuốc Vinaca ung thư CO3.2 làm từ than tre
Sau khi phát hiện 2 cơ sở sản xuất bột than tre để làm thuốc Vinaca ung thư CO3.2, Công an Hải Phòng đã quyết ... |
Thâm nhập lớp “Khởi nghiệp Vinaca”: Lộ mặt kinh doanh đa cấp
Để làm rõ hơn về sản phẩm cũng như hình thức kinh doanh của Công ty Vinaca - doanh nghiệp đang gây ồn ào với ... |
Ngày đăng: 10:25 | 23/04/2018
/ https://laodong.vn