Thông tin Tiếng Hàn trở thành môn học bắt buộc từ lớp 3 đến lớp 12 khiến nhiều người lo lắng.

Bộ GD-ĐT vừa ký quyết định 712/QĐ-BGDĐT ban hành Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Hàn và Tiếng Đức - Ngoại ngữ 1, hệ 10 năm thí điểm. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 9.2.2021.

Theo đó, Bộ GDĐT xác định môn Tiếng Hàn là Ngoại ngữ 1 được tổ chức giảng dạy từ lớp 3 đến hết lớp 12. Bên cạnh việc hình thành và phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Hàn, môn học còn trang bị kiến thức và kỹ năng học tập ngoại ngữ nói chung, giúp học sinh có thể vận dụng ngoại ngữ một cách hiệu quả trong giao tiếp, học tập, đáp ứng được nhu cầu về nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập quốc tế của đất nước.

Nội dung cơ bản của Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Hàn bao gồm các chủ điểm, chủ đề và kiến thức ngôn ngữ (Ngữ âm, Từ vựng, Ngữ pháp) được lựa chọn phù hợp với khả năng tiếp nhận của học sinh và được tích hợp vào quá trình rèn luyện, phát triển các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cơ bản.

2824 a11 1596466931957 0827

Cụ thể, học sinh kết thúc lớp 6, đạt Bậc 1, kết thúc cấp THCS (lớp 9) đạt Bậc 2 và kết thúc cấp THPT (lớp 12) đạt Bậc 3. Tổng thời lượng chương trình là 1.155 tiết (mỗi tiết 45 phút) bao gồm cả các tiết ôn tập và kiểm tra đánh giá. Thời lượng tương đương với Bậc 1, Bậc 2, Bậc 3 lần lượt là 420 tiết, 420 tiết, 315 tiết.

Trước thông tin nhiều người cho rằng năm học tới, tiếng Hàn sẽ trở thành môn học bắt buộc từ lớp 3 đến lớp 12 đại diện Bộ GD&ĐT cho biết không có chuyện đó.

Cụ thể, ông Nguyễn Xuân Thành – Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT) cho biết: “Hiểu tiếng Hàn, tiếng Đức sẽ là môn học bắt buộc trong năm học tới từ lớp 3 đến lớp 12 là sai hoàn toàn.

Tiếng Hàn, tiếng Đức với học sinh từ lớp 3 đến lớp 12 chỉ là chương trình thí điểm và học sinh được chủ động lựa chọn học hoặc không học. Nhưng cơ sở giáo dục được triển khai thí điểm môn học này sẽ phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện liên quan đến cơ sở vật chất, giáo trình, giáo viên…

Phụ huynh yên tâm là nếu trở thành môn học bắt buộc thì phải qua giai đoạn thí điểm, đánh giá, xin ý kiến chuyên gia, thông báo sớm cho phụ huynh chứ. Tất cả phải trải qua một quy trình chặt chẽ”.

Cần phải hiểu, "ngoại ngữ 1” là ngoại ngữ bắt buộc. Quy định của Chương trình giáo dục phổ thông ban hành năm 2006 cho phép học sinh được lựa chọn 1 trong 4 ngoại ngữ: Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc làm ngoại ngữ 1.

Năm 2011, Bộ GDĐT bổ sung quy định về việc Tiếng Nhật được dạy và học trong trường phổ thông như ngoại ngữ thứ 1 hoặc ngoại ngữ 2 tùy theo nhu cầu và lựa chọn của các địa phương và trường học.

Sau khi ban hành quyết định 712, với việc ban hành thêm 2 thứ tiếng (tiếng Hàn và Đức), hiện ngoại ngữ 1 sẽ có 7 thứ tiếng gồm: Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Nhật, Tiếng Hàn, Tiếng Đức. Các trường sẽ bắt buộc chọn dạy 1 trong 7 thứ tiếng trên.

Còn “ngoại ngữ 2” là ngoại ngữ tự chọn, không bắt buộc, tùy theo nhu cầu của người học và điều kiện dạy học, các trường phổ thông có thể bố trí dạy học đáp ứng nhu cầu của học sinh.

Căn cứ vào ngoại ngữ 1, học sinh có thể chọn 1 trong 7 ngoại ngữ nói trên là ngoại ngữ 2. Ví dụ, học sinh đã học tiếng Anh là ngoại ngữ 1 thì có thể chọn học tiếng Nga hoặc tiếng Pháp hoặc tiếng Nhật hoặc tiếng Trung Quốc hoặc tiếng Hàn hoặc tiếng Đức như ngoại ngữ 2.

PV (th)

Tên ấu dâm khét tiếng Hàn Quốc bị ném trứng khi được phóng thích Tên ấu dâm khét tiếng Hàn Quốc bị ném trứng khi được phóng thích
21 tiếng 21 tiếng "hành xác" đến Đà Lạt: Con khóc, vợ chồng gây gổ, nơm nớp lo COVID-19
Fan xôn xao tin Mỹ Tâm hợp tác với rapper nổi tiếng Hàn Quốc Fan xôn xao tin Mỹ Tâm hợp tác với rapper nổi tiếng Hàn Quốc

Ngày đăng: 10:29 | 04/03/2021

/ Nghề nghiệp và cuộc sống