"Bạo chúa miền Trung" Ngô Đình Cẩn tiêu khiển bằng đủ thú vui, hết câu cá đến đá gà, thậm chí cưỡi bò chạy lông nhông ngoài phố...

Do có cha từng là quan đại thần triều Nguyễn, nên tuổi thơ của Ngô Đình Cẩn cũng như những người anh em ruột của mình đều được trải qua trong sự giàu sang, nhung lụa. Khác với những người anh em ruột của mình, từ nhỏ Ngô Đình Cẩn cũng được gia đình cho đi học ở trường dòng Pellerin Huế, thế nhưng, vì bản tính nghịch ngợm, ham chơi hơn học nên đến năm lớp 3, Ngô Đình Cẩn bị cái nhọt to bằng nắm tay mọc ngay trên đỉnh đầu gây chảy mủ rất hôi hám nên phải nghỉ học.

thu vui cua bao chua mien trung ngo dinh can

“Bạo chúa miền Trung” Ngô Đình Cẩn.

Sau một thời gian chạy chữa, thuốc thang rồi cũng khỏi, tuy nhiên, Ngô Đình Cẩn đã bỏ học luôn để ở nhà rong chơi cùng chúng bạn ngoài đời. Ngô Đình Cẩn nghỉ học được mấy năm thì gia cảnh bắt đầu có phần sa sút vì cha Cẩn - ông Ngô Đình Khả bị triều đình giáng chức và buộc phải về nhà "ngồi chơi xơi nước".

Bực bội với chính quyền đô hộ thực dân Pháp vô đạo và đám quan lại đương triều, ngày ngày ông Ngô Đình Khả cứ vào ra càm ràm, chửi bới đến nỗi bị vướng vào tâm bệnh rồi qua đời. Hồi ấy, tuy gia cảnh của cha mẹ Cẩn có phần sa sút nhưng trong nhà vẫn còn của ăn của để, ruộng đất còn nhiều, vẫn có người ăn kẻ ở để hầu hạ bà mẹ già (mà người đời lúc đó vẫn thường gọi là mệ Cố) và chăm sóc vườn tược cây trái. Các anh và em Cẩn có người đã thành gia thất, có người đi học tận trời Tây, có người đi làm quan ở vùng đất khác; các chị gái của Cẩn đều cũng đã vu quy về nhà chồng. Chỉ còn lại duy nhất một mình Cẩn sớm tối quanh quẩn bên mẹ già, nên được anh chị em trong gia đình phó thác cho trách nhiệm chăm sóc mẹ, vì lẽ đó mà Cẩn rất được mọi người trong gia đình chiều chuộng, nhẹ lời.

Theo truyền thống thì thường chỉ có người con trai trưởng trong gia đình mới được hưởng tập ấm. Nhưng đối với gia đình ông Ngô Đình Khả có lẽ vì các con lớn đều đã có phẩm hàm riêng với lại không cùng chung sống với gia đình nên chỉ có Ngô Đình Cẩn dẫu rằng không phải là con út trong nhà nhưng vì sinh sống cùng mẹ nên được hưởng sự ưu ái thừa hưởng hương hỏa của cha mẹ.

Ngày còn nhỏ, người ta gọi Cẩn bằng cái tên là Ụt (Theo lý giải của xơ Marie Madeleine Trương Thị Lý (1925) là con gái của bà Ngô Đình Thị Giao (tục gọi là bà Thừa Tùng) và là cháu gọi Cẩn bằng cậu ruột, cũng như lời kể của nhiều giáo dân cao niên sinh sống quanh họ đạo Phủ Cam thì ngày trước trong gia đình ông Khả thường gọi Cẩn là Ụt và gọi cậu út Ngô Đình Luyện là Ịt. Vì cứ gọi bằng tên tục như thế cho nên lâu ngày trại ra từ Ụt thành Út và người ta gọi cậu ấm Ụt Cẩn thành cậu Út Cẩn từ lúc nào chẳng ai hay mà cũng không ai buồn cải chính cho cái tên tục ấy.

Út Cẩn có cái thú chơi của một anh điền chủ nên thích nhai trầu bỏm bẻm mỗi khi chơi cờ hay đi thăm thú ruộng vườn, vì vậy mà lúc bấy giờ người ta còn gọi Cẩn bằng cái biệt danh khác là "Cậu út trầu". Về sau này, khi Cẩn nắm quyền cai trị khét tiếng tàn bạo, dã man cực độ nên dân chúng gọi Cẩn là "Bạo chúa miền Trung" hay "Lãnh chúa miền Trung", hồi đó không bao giờ đám tay chân xu nịnh xung quanh Cẩn dám gọi tên mà thường xưng hô với nhau về Cẩn bằng danh từ "Ông cậu", mỗi khi có việc gì cần trình báo với Cẩn thì chúng thưa rằng "Bẩm cậu" hoặc là "bẩm ông cố vấn". Chỉ duy nhất anh em trong nội thân gia đình là vẫn thường gọi là Út Cẩn.

Nói về những thú vui tiêu khiển của Cẩn, nhiều giáo dân cao niên sống trong vùng họ đạo Phủ Cam kể rằng: Trong các thú vui, Cẩn mê nhất là câu cá và khả năng câu cá của Cẩn cũng đạt đến độ thượng thừa. Dẫu rằng sau này, khi đã chễm chệ với chức "cố vấn", giữ ngôi “lãnh chúa miền Trung”, Cẩn vẫn rất mê đi câu cá. Thường thường là "ông cậu" xách cần ra câu ở bến Phủ Cam, đôi khi thay đổi thì xuống câu ở bến An Cựu, hoặc ra sông Hương, có khi về câu ở Tân Mỹ vùng cửa biển Thuận An hoặc ngược lên câu ở khe Châu Ê gần Lăng Khải Định. Mỗi khi "cậu Cẩn" ngồi câu cá, thường là có hai gia nô ngồi hai bên để móc mồi, gỡ cá.

Cứ mỗi lần "ông cậu" giật cá qua bên phải hay bên trái là ngay lập tức gia nô phải gỡ cá, móc mồi cho thật nhanh, chậm chạp là bị Cẩn mắng chửi ngay tắp lự hoặc có khi còn bị đánh đập một cách oan uổng. Cẩn mê câu và rành câu đến mức chỉ cần nhìn tăm nước là đoán biết đường đi của cá và đó là loại cá gì để thả câu. Mỗi lần đi câu như thế, bao giờ Cẩn cũng giáo huấn cho những người đi câu cách móc mồi thế nào cho nhanh, dùng loại mồi nào mà mỗi loại cá thích nhất, khi cá đã cắn câu thì phải giật như thế nào cho chắc ăn…

thu vui cua bao chua mien trung ngo dinh can

Cây sanh do Ngô Đình Cẩn trồng nay thuộc sở hữu của vợ chồng ông Sự - bà Oanh.

Ngoài thú đi câu cá, Ngô Đình Cẩn còn có thú chơi đá gà và là một tay chơi gà đá thuộc vào hàng cự phách. Loài gà nào đá hay, giống gà nào lỳ đòn có thể thư hùng được nhiều hiệp đấu, tướng con gà nào khi đá sẽ tung ra đòn hiểm ở hiệp quyết định,… Cẩn đều rất tỏ tường. Nhờ vậy mà những con gà nòi của "cậu Cẩn" thường xuyên giành được thắng lợi trong những trận tỷ thí với những thần kê nức tiếng khác trong vùng.

Cẩn là một con người rất lạ, đã chơi thứ gì là mê thứ đó, khi chơi gà là dành phần lớn thời gian trong ngày để chăm sóc chúng, đem được một con gà hay từ nơi khác về là lăng xăng đi xin nước đái trẻ con cho gà uống, cẩn trọng tự tay nấu nước chè lá để hơ háp cho gà, tắm nắng đúng giờ và trùm màn cho gà trước khi trời tối. Chim chóc cũng thế, trong vườn nhà Cẩn lúc nào cũng líu lo tiếng hót của các loài chim. Con nào hay là được Cẩn treo ngay cây khế trước hiên nhà, bên dưới là bộ phản bằng gỗ quý, sáng sáng, trưa trưa, Cẩn nằm ở đó để đếm từng tiếng gù của chim cu cườm…

Trong gia đình, Cẩn là đứa con học hành không đến đầu đến đũa so với anh em, nhưng ngược lại Cẩn là người có bẩm tính thông minh, lanh lẹ, có nhiều mánh khóe và tài vặt, nhiều lúc trở nên thủ đoạn theo kiểu của mấy anh lý trưởng thừa hưởng hoa lợi từ ruộng nhà của những người đàn bà góa bụa. Vì vậy mà Cẩn rất tinh quái trong việc cai trị kẻ dưới trướng bằng lời nói và roi vọt. Khi phật ý là Cẩn sẵn sàng chửi cha chúng nó và xem đó như là một thú vui của một con người quyền thế.

Những người từng có dịp gần gũi với gia đình Cẩn đã kể lại rằng, tuy cục cằn, ngoài những thú vui như câu cá, đá gà, nuôi chim kiểng thậm chí là cưỡi bò chạy lông nhông ngoài phố, ông ấy còn rất thích chơi hoa kiểng và bon sai, đặc biệt là việc thiết kế xây dựng những hòn non bộ ở trong vườn nhà. Con người quái đản này cũng dành nhiều thì giờ để nghiên cứu về các loài hoa, có lẽ vì vậy mà Cẩn đã học được tính nhẫn nại mỗi khi chờ xem hoa quỳnh nở hay đứng nhìn lá vàng rơi rụng mỗi độ heo may về. Cẩn mê hoa đến độ biết chọn loại hoa nào phù hợp với vận mạng của mình, biết uốn ép dáng thế cho cây theo chữ tượng hình ra làm sao.

Lúc hứng khởi, Cẩn thường nói với mấy gia nô rằng chơi hoa thì phải biết thưởng thức mùi hương đúng vào thời khắc cánh hoa từ từ hé mở để tận hưởng cái tinh túy ngọt ngào sảng khoái của thiên nhiên theo kiểu trường phái lão Trang của mấy cha bên Tàu. Nói chung, Cẩn là người đam mê rất nhiều trò tiêu khiển, biết bỏ công sắp đặt trong vườn sao cho phù hợp với không gian phong thủy chung quanh nhà, và đương nhiên những gì Cẩn đã mê thì bằng mọi cách phải tìm cho bằng được, thậm chí nếu cần tung chiêu thủ đoạn để chiếm đoạt cho mình Cẩn cũng chẳng ngại ngần.

thu vui cua bao chua mien trung ngo dinh can

Một biệt thự dùng để nghỉ mát của Ngô Đình Cẩn ở thôn Ngũ Tây, Thuỷ An, Tp Huế.

Mới đây, trong khu vườn của ngôi nhà rường cổ vốn là nơi ngày xưa Cẩn thường đến để nghỉ ngơi thư giãn thuở hoàng kim, nay thuộc sở hữu của vợ chồng ông bà Lê Đình Sự và Lê Thị Oanh có một cây sanh với dáng thế cực kỳ đặc sắc. Gia chủ kể rằng, đây là cây sanh của ông Cẩn đã trồng lúc sinh thời và hòn non bộ nơi đặt cây sanh cũng là một tác phẩm nghệ thuật do chính tay "bạo chúa miền Trung" Ngô Đình Cẩn dựng nên. Chính vì yếu tố lịch sử ấy mà ngày ngày dân chơi cây cảnh vẫn thường ghé qua để kỳ nèo gia đình ông Sự bà Oanh để được mua cây sanh của ông Cẩn.

Ông Sự kể rằng, khách đến hỏi mua cây sanh này ở khắp mọi nơi, có người trong Nam, kẻ ngoài Bắc, có người khi đến hỏi mua cây sanh còn mang theo cả chuyên gia giám định thế cây, dáng cây, rễ cây và tuổi đời của cây. Lúc cao điểm nhất, có người đã trả giá cây sanh cùng với căn nhà cấp 4 tuềnh toàng của vợ chồng ông với giá 14 tỉ đồng thời giá bây giờ. Thế nhưng, ông Sự nói, gia cảnh của tôi bây giờ không lấy gì làm khấm khá, nhưng cây sanh này đã cùng với gia đình tôi buồn vui mấy chục năm trời nên không thể bán nó đi được.

Bà Oanh nói thêm, thôi thì ở đời giàu nghèo cũng là phận số, sau này vợ chồng tôi có qua đời thì tôi tin các con tôi sẽ theo truyền thống gia đình mà chăm nom cây cối trong vườn như chúng tôi đã từng làm trước đó mà thôi…

Về chuyện chiếu chăn, giới tính, Cẩn cũng là một gã quái nhân, những người thân cận, gia nô trong nhà kể rằng, Cẩn là người rất ghét loại con gái nhan sắc, õng a õng ẹo nhưng lại rất ngây ngô chưa biết mùi đời, chưa thông thạo chuyện trai gái gối chăn. Cẩn chỉ đặc biệt thích những người đàn bà luống tuổi, đã có chồng với một hai đứa con, to khỏe, mắt sắc, lông mày rậm, mông nở, rành rẽ chuyện sinh hoạt tình dục. Mỗi khi tìm được hạng người như thế, Cẩn lại kéo ra vườn để "cùng nhau quằn quại" trên những đống rơm cho đến khi chân chồn gối mỏi. Nhưng với Cẩn, chuyện trai gái chỉ đến thế thôi vì Cẩn rất lạ là không thích trói buộc cuộc đời của mình với bất cứ một người đàn bà nào cả...?

Cho đến bây giờ người dân xứ Huế vẫn còn kể cho nhau nghe câu chuyện tình vô luân giữa Ngô Đình Cẩn với một cô gái tên là Thanh Hoàng, con gái của một phú gia giàu có ở thôn Vĩ Dạ. Thanh Hoàng là vợ của một người được cho là con rơi của Ngô Đình Cẩn, sau khi cô này ăn ở với chồng có đến 2 mặt con thì nhân một buổi cô này đến nhà của Cẩn có việc. Nhìn thấy vẻ đẫy đà của Thanh Hoàng, Cẩn đem lòng si mê rồi cho bắt luôn đến ở nhà mình để "phục vụ".

Để cho sự gần gũi với Thanh Hoàng không bị người chồng cản trở, Cẩn đã bằng mọi cách đưa chồng của Thanh Hoàng sang làm việc ở sứ quán VNCH ở châu Âu. Sau mỗi lần bị "bạo chúa miền Trung" ép phải làm chuyện mây mưa đã khiến cho cô gái vốn xuất thân trong một gia đình trâm anh thế phiệt vô cùng tủi hổ, nên đã đôi lần định trầm mình xuống dòng sông An Cựu để quyên sinh.

Biết được, Cẩn đã ngăn chặn và hăm dọa "nếu Hoàng mà tự tử thì ta cũng buồn rầu mà chết, nhưng trước khi chết thì ta giết chết hết cha mẹ và anh em của Hoàng đã…". Vì thế mà Thanh Hoàng phải ngậm đắng nuốt cay hầu hạ những thú vui xác thịt quỷ quái của Ngô Đình Cẩn. Thấy người đẹp âu sầu, Cẩn hạ lệnh cho bọn tay chân cất một tư dinh để nghỉ mát ở vùng Tân Mỹ sát cửa biển Thuận An và một tư dinh ở trên đỉnh núi Bạch Mã để đưa Thanh Hoàng tới đó hú hí…cho thỏa thuê dục vọng đê hèn.

Biết tỏng rằng Cẩn là thằng em trai ngổ ngáo, bất trị, ham chơi, chẳng chịu học hành, nên mỗi khi các anh của Út Cẩn về thăm mẹ già thường hay khuyên răn Cẩn bớt chơi bời mà phải lo học hành để kiếm chút chữ nghĩa lận lưng sau này mới mong khấm khá. Mỗi lần như thế, Cẩn chỉ cười gằn rồi đánh trống lảng sang chuyện khác, rồi tìm cách xăm xê đến bên mẹ già. Bà Anna Phạm Thị Thân là chỗ dựa hiếu để che chắn cho Cẩn trước uy thế của các anh, nên mỗi khi như thế, Cẩn có cớ để kể công với mọi người trong gia đình: "Các anh đi hết. Tui phải lo thờ tự, chăm sóc mợ, thời gian, tiền bạc mô mà học. Nhà ni có mấy anh học cao là đủ. Tui như ri là được rồi. Tui có muốn làm quan mô…".

Nhắc nhở đến thằng em ngang tàng như Cẩn thì đến mấy ông như ông Thục, ông Diệm, ông Nhu đều cùng chung một nỗi bực mình, nhưng cũng phải nhắc vì đó là bổn phận làm anh trong gia đình của họ. Cứ mỗi lần về thăm, mấy người anh dặn dò Út Cẩn phải chăm lo hương hỏa đôi điều, rồi họ lại lên đường ra đi biền biệt, mỗi người theo một chí hướng, một con đường riêng… Vì sau khi ông Khả qua đời một thời gian dài, cả gia tộc họ Ngô ở Phủ Cam lâm vào cảnh khó khăn về kinh tế, thất sủng về chính trị, khổ sở trên con đường công danh sự nghiệp…

thu vui cua bao chua mien trung ngo dinh can “Cuộc mặc cả triệu đô” trước giờ hành quyết Ngô Đình Cẩn

Khi được nói lời cuối cùng là tử tội có xin ân huệ gì không thì Ngô Đình Cẩn xin rằng được quyền mặc quần ...

Ngày đăng: 09:44 | 25/03/2019

/ http://danviet.vn