Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói người Indonesia nghi nhiễm Covid-19 dù đã âm tính nhưng là bài học để Việt Nam tăng cường kiểm soát người nước ngoài nhập cảnh.

Phát biểu kết luận Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương chiều 2/7, người đứng đầu Chính phủ yêu cầu cả hệ thống chính trị phải phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng y tế, quân đội, công an và chính quyền địa phương trong thực hiện phòng, chống dịch.

"Tuyệt đối không chủ quan. Nếu dịch bệnh vào Việt Nam lần thứ hai sẽ xoá nhoà kết quả mà chúng ta đã có", Thủ tướng nói.

Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu cơ quan chức năng xem xét tình hình thế giới để quyết định việc "mở cửa như thế nào, mở đến đâu", bảo đảm an toàn cho đất nước. Ông chỉ đạo Bộ Công an, Quốc phòng kiểm soát chặt chẽ việc xuất nhập cảnh qua đường hàng không, đường mòn, lối mở và cách ly bắt buộc công dân về từ vùng có dịch.

Cho biết hàng ngày lãnh đạo Chính phủ nhận được rất nhiều tin nhắn nói "con tôi nhỏ tuổi đang ở bên kia, tôi hết tiền bạc, tôi đang bị kẹt chỗ này", ông Phúc nhấn mạnh dù không thể đưa hết công dân về nước, Việt Nam sẽ bố trí đón những trường hợp đặc biệt như học sinh, trẻ em, người già, người đi thăm thân...

thu tuong khong de covid 19 quay tro lai
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương ngày 2/7. Ảnh: VGP

Bên cạnh phòng, chống dịch, Thủ tướng yêu cầu các cấp, các ngành chú trọng chính sách đảm bảo việc làm, đời sống nhân dân, nhất là những người bị ảnh hưởng bởi Covid-19. Ông nói, hệ thống tài chính quốc gia có thể "bơm thêm tiền cho hệ thống an sinh xã hội", không để ai quá khổ, quá khó khăn trong đại dịch.

Các Bộ Tài chính, Kế hoạch Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước được giao chủ động cân đối nguồn triển khai các gói hỗ trợ, báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định. Trong đó, các bộ chú ý nguồn vay tổ chức quốc tế, phát hành trái phiếu Chính phủ và các nguồn hợp pháp khác, "kể cả dự trữ ngoại hối trong trường hợp cần thiết".

Để vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế đất nước, người đứng đầu Chính phủ đề nghị lãnh đạo các địa phương chú trọng giải ngân vốn đầu tư công. Chính phủ sẽ thành lập đoàn kiểm tra tiến độ giải ngân một số dự án.

"Lần này Chính phủ và Thủ tướng phải ra tay. Ai không giải ngân được thì điều chuyển sang nơi khác", ông Phúc nói. Giải ngân vốn đầu tư công góp phần đẩy mạnh tăng trưởng cho đất nước; là căn cứ đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các ngành, địa phương.

Thủ tướng mong ngành Nông nghiệp phấn đấu xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới, ngành công thương đảm bảo đủ điện cho sản xuất, ngành xây dựng phát triển nhà ở xã hội, ngành du lịch tiếp tục quảng bá Việt Nam là điểm đến an toàn, hấp dẫn của toàn cầu, giảm giá nhưng không giảm chất lượng dịch vụ...

Ngân hàng nhà nước tiếp tục thực hiện chính sách gia hạn nợ, miễn giảm lãi suất chi phí cho khoản vay mới và khoản vay hiện hữu, đồng thời nghiên cứu chương trình cho vay hỗ trợ, cho vay ổn định khẩn cấp với doanh nghiệp chịu thiệt hại lớn do dịch bệnh.

Bảo hiểm Xã hội được giao nghiên cứu báo cáo cấp có thẩm quyền tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp tạm dừng, miễn đóng Bảo hiểm xã hội; công đoàn xem xét miễn giảm phí công đoàn 2% trong năm nay để hỗ trợ cho doanh nghiệp.

"Cả hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương cần có niềm tin và quyết tâm làm việc vì Đảng, vì nhân dân và vì trách nhiệm. Chính phủ và Thủ tướng nói chủ trương một thì bộ trưởng, bí thư, chủ tịch các địa phương phải có biện pháp mười để đưa chủ trương vào cuộc sống", ông Phúc nhấn mạnh.

thu tuong khong de covid 19 quay tro lai Việt Nam bước sang ngày thứ 78 không có ca mắc COVID-19 trong cộng đồng

6h ngày 3/7, Việt Nam bước sang ngày thứ 78 liên tiếp không có ca mắc COVID-19 trong cộng đồng, số ca nhiễm virus corona ...

thu tuong khong de covid 19 quay tro lai Kỹ sư người Indonesia và 145 người tiếp xúc âm tính với SARS-CoV-2

Viện Pasteur TPHCM đã thực hiện xét nghiệm, kết quả cho thấy công dân Indonesia và tất cả người tiếp xúc đều âm tinh với ...

Ngày đăng: 07:26 | 03/07/2020

/ vnexpress.net