Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh cho rằng, một học sinh mắc COVID-19, không nhất thiết phải cho cả lớp nghỉ để cách ly, làm như vậy là máy móc.
Sau 2 tuần mở cửa trường học, tỷ lệ giáo viên, học sinh mắc COVID-19 một số địa phương tăng mạnh. Điển hình Hải Phòng 9.649 ca, Hà Tĩnh 675 ca, Nghệ An 298 ca, Thanh Hoá 2.359 ca... Nhiều cơ sở giáo dục vẫn lúng túng khi xử lý các trường hợp học sinh F0, F1. Việc khoanh vùng xác định F1 chưa hợp lý dẫn đến nhiều học sinh, thậm trí cả lớp hoặc cả trường phải tạm nghỉ học chuyển sang học trực tuyến.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh nhấn mạnh, trong quá trình cho học sinh đến lớp học trực tiếp cần theo tinh thần thích ứng linh hoạt chứ không nên cứng nhắc thái quá. Tùy vào điều kiện từng nơi mà các trường linh hoạt trong truy vết sâu, khoanh vùng hẹp nếu xuất phát F0.
"Khi xuất hiện học sinh là F0, không nhất thiết phải cho cả lớp nghỉ học để cách ly, làm như vậy là máy móc. Thực tế cho thấy, dù 1 lớp có gần nửa số học sinh là F0 thì những em còn lại vẫn học trên lớp bình thường. Nếu sau khi điều tra dịch tễ em đó bị lây từ gia đình thì nhà trường không nhất thiết bắt các em còn lại phải test SARS-CoV-2 hết. Kịch bản xử lý F0 cần làm bài bản và thích hợp từng hoàn cảnh. Nhà trường cần tìm hiểu rõ em F0 đó từng bắt tay, tiếp xúc, ăn uống ngồi cùng với bạn nào trong lớp rồi mới quyết định đâu là F1 và cho cách ly", Thứ trưởng Minh nói.
Thầy giáo vừa dạy trực tiếp ở lớp vừa kết hợp online cho học sinh đang là F0, F1 ở nhà. (Ảnh: N.A) |
Khi triển khai tổ chức thực hiện cần hiểu sâu và đúng khái niệm "bình thường mới". Tức những nơi dịch thuộc cấp độ 1, 2 thì học sinh đi học trực tiếp theo hướng thích ứng linh hoạt, đảm bảo an toàn. "Dù chúng ta đã hiểu hơn về cơ chế lây truyền của virus và nắm bắt được sự chỉ đạo từ các cơ quan chuyên môn để có cách làm phù hợp nhưng cũng không chủ quan, lỏng lẻo, không gây hoang mang thái quá cho phụ huynh", Thứ trưởng nói.
Không cực đoan khi lớp có F0
Tại hội nghị trực tuyến tập huấn hướng dẫn xử trí, chăm sóc và điều trị cho trẻ em mắc COVID-19 do Bộ Y tế phối hợp Bộ GD&ĐT tổ chức hôm 16/2, TS Dương Chí Nam, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Môi trường y tế (Bộ Y tế) cho biết: "Thời gian qua, nhiều địa phương đóng cửa trường học ngay khi phát hiện một vài ca F0. Đây là cách làm cực đoan, ảnh hưởng việc học tập của các em. Các trường cần phối hợp với y tế, khoanh vùng nhỏ để xử lý, tránh lây lan rộng trong trường học".
Thời gian qua, nhiều địa phương đóng cửa trường học ngay khi phát hiện một vài ca F0. Đây là cách làm cực đoan, ảnh hưởng việc học tập của các em. TS Dương Chí Nam |
Theo ông, nếu các trường phát hiện học sinh nghi mắc COVID-19 thì cần thông báo cho Ban chỉ đạo/Tổ an toàn phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn, phụ huynh. Học sinh nghi mắc sẽ di chuyển theo lối đi đã được phân luồng để đến phòng cách ly tạm thời, hạn chế di chuyển bằng thang máy hoặc bố trí thang máy riêng và khử khuẩn theo quy định ngay sau khi sử dụng. Sau đó, nhà trường khai thác các tiền sử tiếp xúc của học sinh này, thông báo phụ huynh và tham vấn ý kiến y tế địa phương. "Tất cả cơ sở giáo dục cần phải trao đổi, liên hệ thường xuyên với trạm y tế cấp xã/phường và cơ sở y tế để khi có tình huống phát sinh có thể được hỗ trợ nhanh".
Với lớp có F0, tất cả học sinh ngồi tại chỗ, tổ chức xác định các trường hợp F1 theo hướng dẫn của ngành y tế. Toàn bộ học sinh của lớp được test kháng nguyên nhanh, mẫu gộp. Sau đó, trường cho học sinh di chuyển sang lớp học dự phòng và khử khuẩn toàn bộ phòng học.
Những học sinh không phải là F1, có kết quả xét nghiệm âm tính sẽ được đi học bình thường. Nếu không có sự giao lưu, tiếp xúc giữa F0 với học sinh lớp khác, các lớp này vẫn đi học bình thường.
Trường hợp học sinh được xác định là F1, các em được ở nhà để theo dõi sức khỏe và xét nghiệm theo quy định. Thời gian theo dõi sức khỏe tại nhà đối với trường hợp học sinh F1 đã tiêm đủ liều vaccine là không quá 7 ngày, xét nghiệm vào ngày thứ 7, nếu kết quả âm tính, các em được đi học trở lại.
Học sinh F1 chưa được tiêm vaccine cũng cho nghỉ tại nhà, thời gian không quá 14 ngày, theo dõi kỹ các biểu hiện, xét nghiệm lại vào ngày thứ 7 và 13.
"Về việc thời gian theo dõi sức khỏe tại nhà với F1 là học sinh, chúng tôi đang xin ý kiến các bộ, chuyên gia và trao đổi với Bộ GD&ĐT. Có thể, chúng tôi điều chỉnh thời gian theo dõi sức khỏe tại nhà xuống còn 7 ngày cho tất cả đối tượng học sinh F1, kể cả đã tiêm vaccine hay chưa", TS Dương Chí Nam nói thêm.
Lúng túng trong xử lý khi có học sinh là F0, F1
Quan điểm ứng biến với dịch sau khi học sinh quay lại trường có sự khác nhau giữa các địa phương. Nhiều nơi lúng túng ... |
Chỉ một F0, cả lớp phải nghỉ: Cứ rập rình, thò thụt thế này thì học được gì?
Phụ huynh và chuyên gia cho rằng, chỉ một F0 mà cả lớp phải nghỉ là cực đoan và nếu điều này thường xuyên diễn ... |
Ngày đăng: 08:39 | 18/02/2022
/ vtc.vn