Với khoảng 3,4 triệu thuê bao đăng ký đọc báo online, tờ The Times sẽ có 1.000 tỷ đồng mỗi tháng chỉ với nguồn thu từ người đọc. Thực tế này mở ra nhiều con đường mới để tăng doanh thu cho báo chí Việt Nam.

Ở những bài viết trước, VietNamNet đã khắc họa toàn cảnh bức tranh về nguồn thu của các báo điện tử và nguyên nhân vì sao nhiều tờ báo có chất lượng ngày càng đi xuống. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ mang tới một góc nhìn khác nhằm giải quyết vấn đề đa dạng hóa nguồn thu cho những người làm báo.

Trong khoảng 20 năm trở lại đây, sự phát triển của Internet đem tới một nguồn thông tin miễn phí khổng lồ và là nguyên nhân khiến doanh thu của nhiều tờ báo bị sụt giảm nghiêm trọng.

Để giải quyết tình trạng trên, một số tờ báo đã bắt đầu triển khai việc thu tiền đối với người đọc báo online. Điều này được thực hiện bằng cách tạo nên một bức tường phí (paywall) giữa người dùng và nội dung thông tin trên màn hình máy tính.

Việc kiếm nguồn thu từ độc giả sẽ được cụ thể hóa qua 3 mô hình: thu phí cứng, thu phí mềm và bán trả phí. Lúc này, mỗi tòa soạn sẽ có chiến lược thu phí của riêng mình để phát triển tầm ảnh hưởng và tối ưu hóa lợi nhuận.

Chấp nhận giảm user, lấy chất lượng bù số lượng

Mô hình thu phí cứng yêu cầu người dùng phải trả một khoản phí cố định hàng tháng để tiếp cận với nội dung của một tờ báo online.

Ví dụ tiêu biểu nhất cho việc áp dụng mô hình thu phí cứng là tờ The Times của Anh. Sau tháng đầu dùng thử, độc giả của The Times sẽ phải bỏ ra 10 Bảng Anh ( khoảng 285.000 đồng) mỗi tháng để được tiếp cận nội dung tờ báo.

Bằng một phép tính đơn giản, với khoảng 3,4 triệu thuê bao đăng ký đọc báo online, tờ The Times sẽ thu về 1.000 tỷ đồng mỗi tháng chỉ với nguồn thu từ người đọc.

thu tien the nao tu nguoi doc bao online
Ở mô hình thu phí cứng, ngay sau phần đề dẫn của bài báo, một bức tường phí (paywall) sẽ hiện lên yêu cầu người dùng phải trả tiền theo cước phí hàng tháng để đọc báo online. Ảnh: Trọng Đạt

Thực tế cho thấy, phương pháp này sẽ mang lại một nguồn tiền lớn và thường xuyên cho những tờ báo có người đọc trung thành, biết nhắm tới nhóm độc giả phù hợp và trở thành kẻ thống trị ở phân khúc khách hàng mục tiêu.

Tuy vậy, từ chối độc giả nếu không trả tiền là một tùy chọn mang đầy tính rủi ro cho các tòa soạn. Không phải người đọc nào cũng sẵn sàng trả phí. Bằng chứng là tờ The Times đã mất tới 90% độc giả online của mình khi việc thu phí hàng tháng được triển khai.

Một ví dụ thành công khác là tờ The Wall Street Journal với khoảng 2 triệu độc giả trả phí online. Thế nhưng, tờ báo này đã phải mất tới 24 năm để có thể đạt được con số mơ ước đó.

Miễn phí trước, trả tiền sau

Ở hình thức thu phí mềm, tờ báo sẽ đặt ra một giới hạn cụ thể số lần người đọc được tiếp cận với nội dung miễn phí. Financial Times và sau đó là New York Times là những kẻ tiên phong trong mô hình này. Cả 2 tờ báo đều cho phép người dùng truy cập 10 bài viết mỗi tháng trước khi yêu cầu họ phải trả phí.

Đây là mô hình khá hiệu quả khi The New York Times đã có hơn 5 triệu người đăng ký và trở thành tờ báo online trả phí thành công nhất hiện nay. Với Financial Times, sau khi trở thành tờ báo top đầu ở mảng độc giả của mình, tờ báo chuyên về tài chính này đã chuyển sang mô hình thu phí cứng.

thu tien the nao tu nguoi doc bao online
The New York Times là đại diện tiêu biểu của mô hình thu phí mềm. Tờ báo này đặt ra một hạn mức khoảng 10 bài báo miễn phí hàng tháng cho người dùng. Từ bài báo thứ 11 trở đi, sẽ có một thông báo hiện lên yêu cầu người dùng phải trả phí để sử dụng dịch vụ. Ảnh: Trọng Đạt

Với mô hình thu phí mềm, một thách thức đặt ra là các tòa soạn phải lựa chọn ngưỡng bắt đầu thu phí là bao nhiêu? Có bao nhiêu nội dung được cho đi? Và cho đi đến bao nhiêu thì bắt đầu tính phí? Đây là vấn đề khó có thể tìm ra được đáp án chung. Điều này chỉ có thể giải đáp thông qua việc phân tích và thử nghiệm.

Không chỉ vậy, với thu phí mềm, nhiều chiến lược thu phí khác nhau có thể được đặt ra. Việc chọn ngưỡng thu phí theo từng khu vực cũng là cách để các tòa soạn vừa tối ưu được nguồn thu nhưng cũng vừa tăng được lượng độc giả và vùng ảnh hưởng của mình.

Chỉ thu phí nội dung chất lượng

Đối với mô hình thứ 3 là bán trả phí, người dùng sẽ được truy cập vào một lượng lớn nội dung miễn phí. Tuy nhiên, độc giả sẽ phải trả tiền để tiếp cận với những nội dung chuyên sâu hoặc để có được những trải nghiệm tốt hơn.

Theo khảo sát của Viện nghiên cứu báo chí Reuters, cùng với thu phí mềm, bán trả phí hiện là 1 trong 2 hình thức báo chí trả tiền phổ biến nhất ở nhiều quốc gia Châu Âu. Đây cũng là mô hình được VietnamPlus - tờ báo đi đầu về báo chí trả tiền tại Việt Nam lựa chọn.

thu tien the nao tu nguoi doc bao online
Trang VietnamPlus của TTXVN đang theo mô hình bán trả phí khi cho người dùng miễn phí phần lớn nội dung. Với một số bài viết chuyên sâu, tờ báo này yêu cầu người đọc phải trả một khoản phí là 5.000 đồng. Khoản phí này được thu thông qua tài khoản di động. Ảnh: Trọng Đạt

Nhìn chung, cả 3 mô hình thu phí cứng, thu phí mềm và bán trả phí đều có những ưu nhược điểm riêng. Việc vận dụng một cách linh hoạt 3 mô hình này theo từng kịch bản khác nhau sẽ mang tới những cách làm sáng tạo.

Đây sẽ là lời gợi mở cho những người làm báo Việt Nam về việc phải làm thế nào để có thể phát triển các mô hình báo chí trả tiền. Chỉ có đa dạng nguồn thu cho báo chí, chúng ta mới có thể tăng chất lượng nội dung và cải thiện thu nhập cho những người làm báo.

thu tien the nao tu nguoi doc bao online Đôn đốc báo cáo tình hình lương thưởng Tết Nguyên đán
thu tien the nao tu nguoi doc bao online Rời YG sang công ty mới vì chồng trẻ, diễn viên "Vườn sao băng" bị lạnh nhạt, đọc báo mới biết tin chồng
thu tien the nao tu nguoi doc bao online Tổng giám đốc bảo hiểm rút ruột 100 tỷ, ngân hàng không biết

Ngày đăng: 09:50 | 20/05/2020

/ vietnamnet.vn