Các chuyên gia cho rằng, thay vì lo lắng và tức giận về thử thách tự sát kinh dị Momo (Momo challenger) đang lan truyền, phụ huynh nên "đối mặt thách thức", đồng hành cùng con tìm giải pháp hiệu quả.
Các chuyên gia cho rằng, thay vì lo lắng và tức giận về thử thách tự sát kinh dị Momo (Momo challenger) đang lan truyền, phụ huynh nên "đối mặt thách thức", đồng hành cùng con tìm giải pháp hiệu quả.
Vì sao trẻ dễ bị trò chơi “sai bảo”
Những ngày qua, cộng đồng phụ huynh tại Việt Nam và nhiều nơi trên thế giới tỏ ra lo lắng khi cho rằng YouTube xuất hiện nhiều video có nội dung độc hại, hướng dẫn trẻ em tự sát, trong đó của thử thách Momo.
Nhìn nhận về thử thách tự sát kinh dị Momo, bà Nguyễn Phương Linh-Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý phát triển bền vững-cho rằng, trò chơi xúi giục hành hạ thân thể hay tự sát trên mạng không phải là mới. Trước đây, cộng đồng đã dậy sóng vì “Cá voi xanh”, nay là Momo. Đây là những trò chơi vô cùng nguy hiểm cho trẻ em.
Trẻ em vốn có tâm hồn non nớt và chưa có đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết để tự bảo vệ bản thân. Tuy nhiên, trò chơi này “đánh” vào tâm lý vừa thích khám phá của các em nhỏ. Vì vậy, trò chơi tự sát Momo dễ dàng xâm chiếm và điều khiển hành vi của trẻ em.
“Không chỉ là người làm xã hội, mà rất nhiều phụ huynh khác rất lo lắng và xen lẫn tức giận về trò chơi này. Những nhân vật tên Momo trong chuyện tranh Ehon Nhật Bản hay Peppa Pig vốn là nhân vật rất dễ thương, nhân văn. Tuy nhiên, nó đã bị lợi dụng làm hình ảnh cho một trò chơi nguy hiểm”, bà Linh trăn trở.
Cha mẹ nên làm gì?
Trước nguy cơ mà trò chơi đang đe dọa trẻ em, theo bà Linh, tất cả các bên liên quan phải vào cuộc ngay trong việc ngăn chặn những trò chơi nguy hiểm như vậy. Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh vừa giáo dục và đồng hành với con em mình trong sử dụng internet an toàn, bảo vệ con khỏi những rủi ro.
Trước khi trò chơi xâm nhập và ảnh hưởng đến trẻ nhỏ, bà Linh đưa ra lời khuyên: “Phụ huynh nên kiểm tra con mình đang xem kênh Youtube nào. Bạn có thể cùng con đặt 1 Playlist các chương trình mà con thích xem và có thể bật chức năng kiểm soát để biết con đang xem gì, tìm kiếm gì, cũng có thể tắt chức năng tìm kiếm đối với trẻ nhỏ hơn".
Hãy nói với trẻ bạn đang cố gắng bảo vệ con an toàn chứ không phải kiểm soát. Nếu có những chương trình nào con muốn xem và đưa thêm vào Playlists, con hãy chia sẻ cùng bố mẹ.
Các chuyên gia cho rằng, cấm đoán trẻ không sử dụng Internet không phải là giải pháp, đôi khi còn có tác dụng ngược. Phụ huynh cần tỉnh táo tìm hiểu về “Thử thách Momo” và cung cấp thông tin đáng tin cậy cho các con. Bố mẹ cần lựa chọn cách nói chuyện cùng con, để cho con biết đây là một thử thách nguy hại.
Bà Linh gợi ý: "Hãy nói chuyện với con và hỏi con: Con cảm thấy thế nào nếu chương trình con yêu thích bỗng nhiên có những hình ảnh đáng sợ (có thể cho con xem khuôn mặt Momo) hoặc khuyên con những lời khuyên xấu – để con cảm thấy sợ hãi hay làm đau bản thân? Có những bạn đã xem và lo lắng, sợ hãi, tự làm hại mình, con nghĩ thế nào? Cho con biết nếu con cảm thấy buồn, lo lắng hay sợ hãi thì đó là một phản ứng tốt, cảnh báo cho con biết có điều gì đó không ổn. Cũng rất hữu ích khi không chỉ hỏi cảm xúc của con, bố mẹ cũng chia sẻ cảm xúc của mình để tạo nên sự đồng cảm".
Hãy hứa là bạn không tức giận hay “doạ nạt” trẻ và mà cho trẻ biết rằng bố mẹ đang ở đây để nói chuyện, để đồng hành và để cùng con tìm giải pháp.
Bà Linh cho rằng: "Quan trong nhất, phụ huynh phải dành thời gian và nỗ lực nói chuyện với con hàng ngày, nuôi dưỡng tình bạn, sự chia sẻ và đồng cảm với con. Từ đó, duy trì thói quen nói chuyện, trao đổi thoải mái với con em. Như vậy, trẻ sẽ thấy bà mẹ luôn là địa chỉ tin cậy để chia sẻ và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết".
Các chuyên gia nhận định, những rủi ro trên mạng Internet sẽ còn nhiều và diễn biến phức tạp, đòi hỏi trách nhiệm và hành động thực tế của tất cả các bên liên quan bao gồm cả Nhà nước, gia đình, nhà trường, doanh nghiệp và truyền thông để có thể bảo vệ trẻ em an toàn trên môi trường mạng.
Đừng để con bơ vơ giữa thế giới ảo nhiễu loạn
Cho đến gần đây nhân vật Momo quái dị xuất hiện ẩn trong các video hoạt hình nổi tiếng dành cho trẻ em đã trở ... |
Lan truyền clip game kinh dị Momo không phải chỉ gỡ là xong
Theo ông Nguyễn Quang Đồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông, quản lý nội dung số cần có sự ... |
Ngày đăng: 14:26 | 06/03/2019
/ https://laodong.vn