Phạm vi vùng TP.HCM mở rộng được Thủ tướng Chính phủ công bố tháng 1/2018.
Phạm vi bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính TP.HCM và 7 tỉnh lân cận là Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Nai, Tiền Giang. Tổng diện tích toàn vùng khoảng 30.404 km2. Đây là cơ hội lớn cho thị trường bất động sản phát triển.
Quy hoạch vùng TP.HCM mở rộng khiến cơ hội phát triển thị trường bất động sản chia đều cho các tỉnh.
Cơ hội hiện rõ
Theo quy hoạch, tiểu vùng đô thị trung tâm sẽ gồm TP.HCM và vùng phụ cận tại các tỉnh Long An, Bình Dương, Đồng Nai. Trong đó, tiểu vùng phía Đông gồm các tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu.
Tiểu vùng phía Bắc - Tây Bắc gồm các tỉnh Bình Phước, Tây Ninh và phía Bắc tỉnh Bình Dương. Tiểu vùng phía Tây Nam gồm các tỉnh Tiền Giang và Long An.
Các tiểu vùng cũng được chia ra trục hành lang kinh tế trọng điểm. Trong đó, trục hành lang phía Đông Nam dọc Quốc lộ 51, gồm chuỗi các đô thị Phú Mỹ, Bà Rịa, Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu); trong đó, TP. Vũng Tàu và TP. Bà Rịa là cực tăng trưởng.
Trục hành lang phía Đông dọc Quốc lộ 1 gồm chuỗi các đô thị Dầu Giây, Long Khánh, Gia Ray (Đồng Nai), trong đó, đô thị Long Khánh là cực tăng trưởng.
Trục hành lang phía Bắc dọc Quốc lộ 13, gồm chuỗi các đô thị Bàu Bàng (Bình Dương), Chơn Thành, Bình Long, Hoa Lư - Lộc Ninh, Đồng Xoài (Bình Phước), cực tăng trưởng là đô thị Chơn Thành.
Trục hành lang phía Tây Nam dọc Quốc lộ 1 gồm chuỗi các đô thị Bến Lức, Tân An (Long An), Mỹ Tho, Cai Lậy (Tiền Giang); trong đó, TP. Tân An - TP. Mỹ Tho là cực tăng trưởng.
Các tiểu vùng sẽ phát triển mạnh theo từng mục tiêu. Theo đó, tiểu vùng đô thị trung tâm gồm TP.HCM và vùng phụ cận là các huyện, thành phố, thị xã Đức Hòa, Cần Giuộc, Bến Lức (Long An); Thủ Dầu Một, Dĩ An, Thuận An, Bến Cát, Tân Uyên (Bình Dương);
Biên Hòa, Nhơn Trạch, Trảng Bom, Long Thành và một phần huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai). TP.HCM sẽ là đô thị hạt nhân trung tâm vùng, TP. Bình Dương là đô thị động lực phía Bắc, TP. Biên Hòa - Long Thành - Nhơn Trạch là vùng đô thị động lực phía Đông.
Đô thị Củ Chi - Hậu Nghĩa - Đức Hòa là các đô thị động lực vùng phía Tây Bắc. Các đô thị Bến Lức - Cần Giuộc - Hiệp Phước là các đô thị sinh thái phía Tây Nam. Diện tích khoảng 5.164 km2, dân số dự báo đến năm 2030 khoảng 15,7 triệu người. Tỷ lệ đô thị hóa năm 2030 khoảng 85 - 90%.
Bên cạnh đó, TP.HCM sẽ là đô thị đặc biệt, phát triển theo mô hình tập trung đa cực, gồm khu vực trung tâm và 4 cực phát triển được kết nối bằng hệ thống giao thông đường vành đai kết hợp các trục hướng tâm, có mối liên kết với mạng lưới giao thông vùng và quốc gia.
Nghiên cứu khai thác hiệu quả khu vực lấn biển để hình thành trung tâm đa chức năng gắn với đô thị hiện hữu, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội phía Đông Nam Thành phố trên nguyên tắc đảm bảo môi trường và hệ sinh thái tự nhiên.
Không phát triển đô thị tại các khu vực bảo tồn nghiêm ngặt và vùng phục hồi sinh thái thuộc khu bảo tồn thiên nhiên rừng ngập mặn thuộc khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ, các khu rừng đặc dụng, phòng hộ trên địa bàn các huyện Bình Chánh và Củ Chi.
Đô thị Bình Dương dự kiến gồm TP. Thủ Dầu Một (đô thị loại I), các đô thị Thuận An, Dĩ An (đô thị loại II) và các đô thị Bến Cát, Tân Uyên (đô thị loại III).
Bình Dương sẽ là trung tâm cấp vùng về công nghiệp, thương mại - tài chính, đào tạo, y tế, văn hóa, thể dục - thể thao, du lịch, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ về phía Bắc của vùng TP.HCM.
Đô thị Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai (đô thị loại I), là đầu mối giao thông quan trọng và trung tâm tiếp vận phía Đông của vùng TP.HCM. Đây là trung tâm cấp vùng về dịch vụ đa lĩnh vực chất lượng cao, cung cấp các dịch vụ đô thị và công nghiệp; trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, thương mại - tài chính, du lịch, thể dục - thể thao về phía Đông của vùng TP.HCM.
Đô thị Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai (đô thị loại II), là trung tâm công nghiệp sạch, công nghiệp đa ngành tại khu vực phía Đông; là trung tâm dịch vụ logistics của vùng, đầu mối giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không; trung tâm giải trí và du lịch cảnh quan sinh thái của vùng.
Khuyến khích phát triển đô thị vừa và nhỏ
Hệ thống đô thị tại tiểu vùng phía Đông, tiểu vùng phía Bắc - Tây Bắc và tiểu vùng phía Tây Nam sẽ khuyến khích phát triển hệ thống đô thị vừa và nhỏ là hạt nhân thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các vùng ngoại vi.
Tập trung đầu tư hệ thống hạ tầng gắn kết chặt chẽ giữa các đô thị trung tâm với các đô thị trong tỉnh và liên tỉnh, làm cơ sở phát triển các vùng nông, lâm nghiệp kỹ thuật cao. Các đô thị là cực tăng trưởng trên các trục hành lang kinh tế trọng điểm gồm:
Tiểu vùng phía Đông, trên trục hành lang phía Đông Nam dọc Quốc lộ 51 và trục hành lang phía Đông, Quốc lộ 1A qua tỉnh Đồng Nai gồm có các đô thị:
TP. Vũng Tàu (đô thị loại I), là trung tâm cấp vùng về dịch vụ thương mại; trung tâm du lịch nghỉ dưỡng biển, dịch vụ cảng biển và dịch vụ dầu khí quan trọng của quốc gia; đầu mối giao thương về cảng biển với quốc tế. Có vị trí quan trọng về an ninh, quốc phòng và bảo vệ môi trường biển.
TP. Bà Rịa (đô thị loại II), là cực tăng trưởng trọng điểm phía Đông Nam của vùng; là trung tâm dịch vụ - thương mại, đào tạo, nghiên cứu khoa học cấp vùng.
TP. Tân An, tỉnh Long An (đô thị loại II), là trung tâm thương mại - dịch vụ, đào tạo, y tế, thể dục thể thao, giải trí cấp vùng tại phía Tây Nam.
Nguy cơ chết kẹt vốn ở BĐS Bắc Ninh, Thái Nguyên
Nhà đầu tư đổ về thị trường tỉnh săn quỹ đất triển khai dự án bùng nổ trong năm 2019, dù cơ hội lớn song ... |
BĐS Quảng Ninh với quy hoạch \'đắt giá\', đâu là điểm nóng thực sự?
Vân Đồn trở thành “nơi đáng sống nhất” châu Á - Thái Bình Dương, Hạ Long là thành phố du lịch đẳng cấp quốc tế…. |
Thị trường BĐS Đà Nẵng có đóng băng dài hạn?
Hội tụ những giá trị vàng, thị trường bất động sản Đà Nẵng trở thành tâm điểm chú ý của các nhà đầu tư. |
Ngày đăng: 15:31 | 01/04/2019
/ http://baodatviet.vn