Theo tính toán của Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI), nếu hệ thống bệnh viện công lập công bố chi tiết thông tin đấu thầu, đầu tư… theo phương thức thường xuyên và định kỳ như khối doanh nghiệp nhà nước thì sẽ tiết kiệm cho nhà nước từ 7.000 đến 10.000 tỉ đồng/năm.
Ảnh: Hải Nguyễn |
Với tiêu đề “Bộ trưởng có yêu thích sự minh bạch hay không? Bộ trưởng làm gì để thúc đẩy sự minh bạch?”, VAFI gửi tới Bộ trưởng Bộ Y Tế Nguyễn Thị Kim Tiến và Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng nhiều tư vấn đáng lưu ý. Theo đó, VAFI cho rằng hệ thống bệnh viện công lập phải công bố thông tin theo phương thức thường xuyên và định kỳ như khối doanh nghiệp nhà nước.
Cụ thể, cần công bố thông tin chi tiết về tình hình hoạt động, về tình hình tài chính, về tuyển dụng nhân sự, về thu nhập, về đấu thầu, đấu giá trong việc mua sắm trang thiết bị y tế, vật tư thuốc men và đặc biệt lưu ý phải công bố chi tiết những thông tin về đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm các loại trang thiết bị, vật tư, thuốc men y tế.
Theo VAFI, hiện nay có tình trạng suất đầu tư cho cơ sở vật chất, cho máy móc thiết bị y tế gấp đôi so với lĩnh vực y tế tư nhân; giá mua hóa chất, vật tư công cụ dụng cụ y tế cao gấp hai tới ba lần so với các bệnh viện tư nhân, cho nên phải công bố trên trang web của hệ thống bệnh viện công theo cách thức công bố công khai các đợt đấu thầu xây dựng và mua sắm trang thiết bị, sau đó công bố công khai kết quả đấu thầu một cách chi tiết, đối với trang thiết bị y tế phải mô tả rõ loại thiết bị y tế, nguồn gốc xuất xứ…
VAFI tính sơ bộ rằng nếu hệ thống bệnh viện công lập thực hiện công bố thông tin theo phương thức trên thì nhà nước sẽ tiết kiệm được từ 7.000 tỉ - 10.000 tỉ đồng/năm.
VAFI cũng nhận định cần chuyển toàn bộ hệ thống bệnh viện công lập sang mô hình doanh nghiệp công ích hoạt động theo Luật Doanh nghiệp bởi trong số 2.200 viện công lập, đại bộ phận các bệnh viện này khai báo không tự chủ được tài chính, ngay cả các bệnh viện hàng đầu quá tải bệnh nhân như Bạch Mai, Việt Đức, Chợ Rẫy cũng không tự chủ tài chính được.
Không chỉ vậy, VAFI cho rằng cần phải xã hội hóa công tác thanh tra đồng thời thực hiện kiểm toán bắt buộc cho các đơn vị sự nghiệp công lập như với doanh nghiệp nhà nước. “Khối doanh nghiệp nhà nước đã thực hiện kiểm toán bắt buộc từ lâu trong khi khối đơn vị sự nghiệp công lập không thực hiện kiểm toán. Hiện nay có hàng trăm đơn vị công lập với doanh thu hàng năm lên tới hàng trăm, hàng ngàn tỉ đồng nhưng không phải kiểm toán bắt buộc? Đây có phải là lỗ hổng lớn trong công tác quản lý vốn và tài sản nhà nước hay không? Ai phải chịu trách nhiệm về vấn đề này?” VAFI đặt câu hỏi.
Bé sơ sinh nặng nhất Việt Nam chào đời ở Vĩnh Phúc |
Anh thợ hồ khánh kiệt vì bệnh tật |
https://laodong.vn/kinh-te/thieu-minh-bach-benh-vien-cong-dang-ro-ri-10000-ti-dongnam-570369.ldo
Ngày đăng: 17:13 | 16/10/2017
/ Khánh Hòa / Báo Lao động