Đường cao tốc trên không này được các chuyên gia đánh là một kỳ tích xây dựng ở đất nước tỷ dân Trung Quốc.

“Thiên lộ trên mây” tốn hơn 80.000 tỷ đồng ở Trung Quốc: Dài 240km, mất 5 năm để xây dựng, tựa rồng uốn lượn qua núi

Đường cao tốc Nhã Tây là một đoạn của đường cao tốc Bắc Kinh-Côn Minh nối thành phố Nhã An với thành phố Tây Xương, tỉnh Tứ Xuyên, Trun

“Thiên lộ trên mây” "ngốn" hơn 80.000 tỷ đồng ở Trung Quốc: Dài 240km, mất 5 năm để xây dựng, tựa rồng uốn lượn qua núi (markettimes.vn)g Quốc. Đây được xem là một công trình xây dựng đỉnh cao của đất nước tỷ dân với chiều dài 240km, có hình dáng uốn lượn như rồng cuộn mây vờn núi. Điều khiến “thiên lộ trên mây” này độc đáo và nổi tiếng hơn cả chính là kết cấu cứ mỗi km, con đường này lại cao thêm 7,5 mét.

Theo đó, dự án đường cao tốc Nhã Tây đã được bắt đầu khởi công xây dựng vào ngày 19 tháng 3 năm 2007, do chính quyền Trung ương đầu tư với số vốn là 3,3 tỷ USD (hơn 80.000 tỷ đồng). Công trình là tổ hợp gồm 270 cầu cạn và 25 đường hầm bao quanh núi. Riêng tổng chiều dài của 25 đường hầm này là khoảng 41 km. Đến tháng 4 năm 2012, tuyến đường này chính thức được thông xe. 

Một đoạn của đường cao tốc Nhã Tây.Ảnh: Internet

Trong suốt 5 năm đó, các kỹ sư và công nhân xây dựng đã phải vượt qua cách thách thức về mặt kỹ thuật, địa chất như mạch nước phun, mỏ khí gas hay lở đá … để tạo nên một công trình ấn tượng như ngày hôm nay. Ngoài ra, tuyến đường này cũng được nghiên cứu và thiết kế để giảm thiểu tác động đến môi trường, trong khi các đường hầm ốc xoắn được sử dụng để giảm tác động lên núi.

Một đoạn của đường cao tốc Nhã Tây.Ảnh: Internet

Theo Sở Giao thông vận tải tỉnh Tứ Xuyên, đường cao tốc Nhã Tây đi từ rìa lưu vực Tứ Xuyên đến vùng cao nguyên của dãy núi Hoành Đoạn, dọc theo Con đường tơ lụa phía Nam, đi qua các khu vực núi sâu, hẻm núi thường xuyên xảy ra thảm họa địa chất ở phía Tây Nam Trung Quốc. 

Một đoạn của đường cao tốc Nhã Tây.Ảnh: Internet

Cũng vì đường cao tốc này đi qua nơi có địa hình cực kỳ dốc, cấu trúc địa chất vô cùng phức tạp, điều kiện khí hậu thường xuyên biến đổi, hay xảy ra thảm họa địa chất, do đó việc thi công và vận hành an toàn là vô cùng khó khăn.

Con đường này được các chuyên gia và học giả trong nước và quốc tế công nhận là một trong những tuyến đường cao tốc được xây dựng trong điều kiện tự nhiên tồi tệ nhất, kỹ thuật khó khăn nhất và sử dụng công nghệ cao nhất ở Trung Quốc và thậm chí cả thế giới.

Một đoạn của đường cao tốc Nhã Tây.Ảnh: Internet

Cũng theo Sở Giao thông Vận tải tỉnh Tứ Xuyên, trong dự án Đường cao tốc Nhã Tây này có cây cầu Labajin hiện là một trong những cây cầu cao nhất thế giới. Bên cạnh đó, các đường hầm xoắn ốc kép Ganhaizi và Tie Haizi là những đường hầm cong bán kính nhỏ xoắn kép đầu tiên trên thế giới. Chúng đạt được độ cao liên tục 450m trong hẻm núi hình chữ “V” dài 4 km, cung cấp giải pháp cho việc “leo dốc” và vượt qua sự chênh lệch về độ cao.

Nhóm cầu ở khu vực đập Bộc Bố Câu thuộc tỉnh Vân Nam là một trong những nhóm cầu trên đập đẹp nhất trên thế giới. Đoạn đường này dài 22 km, trong đó có 16 cây cầu dài 14 km.

Một đoạn của đường cao tốc Nhã Tây.Ảnh: Internet

Sau khi khai trương Đường cao tốc Yaxi, các phương tiện từ Huỳnh Kinh đến Hán Nguyên thuộc thành phố Nhã An, Tứ Xuyên không còn phải đi qua Núi Nê Ba nữa mà đi qua Đường hầm Núi Nê Ba, tiết kiệm được vài giờ đồng hồ. 

Đường cao tốc Nhã Tây chính là “kỳ quan kiến ​​trúc của đường cao tốc”. Lái xe trên tuyến đường này là một quá trình khám phá trải nghiệm, đồng thời, người di chuyển cũng có cơ hội được chiêm ngưỡng khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ và tuyệt đẹp.

(Tổng hợp: China.huanqiu; Autojosh;...)

“Thiên lộ trên mây” "ngốn" hơn 80.000 tỷ đồng ở Trung Quốc: Dài 240km, mất 5 năm để xây dựng, tựa rồng uốn lượn qua núi (markettimes.vn)

Ngày đăng: 10:22 | 29/09/2023

/