Với con số lên tới hàng tỷ đô nhưng do thiếu cơ chế nên hiện nay nhiều startup hay fintech đang chưa thể bứt phá. Cơ chế Sandbox là động lực lớn thúc đẩy tiềm năng này.
“Phá rào” hay thí điểm
Báo cáo Kinh tế số Đông Nam Á năm 2019 do Google và Temasek công bố vừa qua dự báo: Quy mô nền kinh tế số Việt Nam năm 2019 sẽ đạt 12 tỷ USD, đứng thứ ba Đông Nam Á là quốc gia có tỷ trọng kinh tế số trên GDP cao nhất khu vực (tổng giá trị giao dịch của các hoạt động kinh tế số Việt Nam ước tính chiếm 5% GDP, vượt hẳn so với mức dưới 4% của các quốc gia còn lại).
Cùng với Indonesia, Việt Nam cũng là quốc gia dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng kinh tế số với mức tăng khoảng 40%/năm, trong khi Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan tăng ở mức 20-30%/năm.
Trong lĩnh vực fintech, theo ông Phạm Xuân Hòe, Phó viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước), ước tính, doanh thu từ các fintech đến năm 2020 sẽ đạt khoảng 9 tỷ USD. Giao dịch tài chính qua điện thoại di động ở Việt Nam đang phát triển bùng nổ, trở thành miếng bánh ngon cho các fintech khai phá, từ thanh toán, cho vay, chuyển tiền đến thu hộ, chi hộ,...
Thị trường tỷ đô |
Tuy nhiên, việc không vượt qua được rào cản của các quy định cũ có thể làm hạn chế những ưu điểm mà công nghệ mới do các doanh nghiệp sáng tạo mang lại. Điển hình nhất là quy định về gắn mào để quản lý xe taxi công nghệ. Nếu không được điều chỉnh phù hợp thì quy định xe taxi dù công nghệ hay truyền thống đều phải gắn mào sẽ làm mất đi lợi ích mà công nghệ số mang lại đó là cho phép chia sẻ tài nguyên.
Ông Nguyễn Hòa Bình, Chủ tịch HĐQT Nextech, đưa ra 5 kinh nghiệm cho thấy việc thiếu cơ chế pháp lý thí điểm sẽ có hệ luỵ gì cho xã hội.
Sandbox là khung thể chế thí điểm cho phép một số ít doanh nghiệp thử nghiệm các công nghệ mới, mô hình kinh doanh mới trong môi trường thực tiễn nhưng có phạm vi và thời gian xác định, dưới sự giám sát của các nhà quản lý và có các phương án dự phòng rủi ro phù hợp để ngăn hậu quả của sự thất bại mà không ảnh hưởng lớn đến hệ thống tài chính quốc gia. |
Thứ nhất, cản trở sáng tạo. Sự sáng tạo sẽ không có nếu không thể dùng khung pháp lý truyền thống để áp dụng cho mô hình kinh doanh mới.
Thứ hai, lãng phí xã hội khi thiếu những cơ chế cụ thể giúp các hoạt động được triển khai nhanh chóng, thuận tiện hơn thông qua các mô hình điện tử.
Thứ ba, nếu không có cơ chế pháp lý, thì ngoài lãng phí còn giây bất ổn đến xã hội.
Thứ tư, thất thu cho quốc gia. Nếu không có cơ chế thí điểm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam, thì các doanh nghiệp sẽ tìm đến các kênh khác như thanh toán chui, thanh toán lậu... dẫn đến thất thu trong nước.
Thứ năm, nếu không có một cơ chế cụ thể cũng dễ dẫn đến cản trợ trong hoạt động đầu tư.
Chủ tịch Next Tech cho rằng, xây dựng cơ chế sandbox để thử nghiệm các chính sách cho mô hình kinh doanh, giải pháp công nghệ mới sẽ thúc đẩy phát triển. “Muốn thúc đẩy đổi mới sáng tạo, bản thân chính sách, cơ chế cũng phải thoáng, mở và sáng tạo", ông Bình nhấn mạnh.
Đề xuất thành lập Văn phòng sandbox quốc gia
Ông Đào Đình Khả, Vụ trưởng Vụ Công nghệ thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho rằng, việc cần áp dụng sandbox cho chuyển đổi số là rất cần thiết, để điều chỉnh các mô hình kinh doanh cũ được phát triển dựa trên các công nghệ đã được phát minh trước đây, rất khó để giới thiệu những mô hình kinh doanh mới, có tính đột phá, mà vẫn tuân thủ các quy định pháp lý có tính ràng buộc cao như hiện nay. Tuy nhiên, đây là một lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ, chúng ta cũng chưa biết được kết quả ra sao nếu không bắt tay vào thực hành.
Chuyên gia đề xuất thành lập Tổ công tác của Chính phủ về Sandbox |
Theo TS. Trần Thị Quang Hồng, Trưởng Ban Nghiên cứu pháp luật Dân sự - Kinh tế, Viện Khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp), để sớm đưa Sandbox vào ứng dụng, trước hết cần một hành lang pháp lý thiết lập các quy tắc chung.
Bà Hồng cho rằng, với doanh nghiệp vì đã có ý tưởng song chưa có các bước cụ thể để thực thi, song đứng ở góc độ nhà quản lý thì cũng sẽ là đơn vị gánh chịu trách nhiệm rất lớn khi cơ chế này đi vào vận hành. Chính vì vậy, nếu không có những yêu cầu về trách nhiệm và những quy tắc miễn trừ nhất định, các cơ quan nhà nước có thể không có động lực trong việc triển khai xây dựng regulatory sandbox trong lĩnh vực quản lý của mình.
Bên cạnh đó, việc triển khai môi trường pháp lý thử nghiệm liên quan đến sự lựa chọn, do vậy, các tiêu chí lựa chọn cần được quy định một cách công khai, minh bạch để đảm bảo các đối tượng liên quan được tiếp cận một cách bình đẳng.
Theo Viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách và phát triển truyền thông Nguyễn Quang Đồng, ưu tiên lớn nhất là cần thành lập ngay Tổ công tác của Chính phủ về sandbox để điều phối và thực thi thống nhất tầm nhìn chính sách của Chính phủ về công nghệ.
Chính thức tháo dỡ hệ thống thí điểm làm sạch sông Tô Lịch |
TP HCM muốn thí điểm chính quyền đô thị |
Hà Nội sắp thí điểm tuyến phố đi bộ 24/24 giờ trong 1 tháng |
Ngày đăng: 16:04 | 10/11/2019
/ vietnamnet.vn