Iraq muốn sở hữu tên lửa S-400 để cải thiện năng lực phòng không tầm xa, thay thế những vũ khí lạc hậu trong biên chế. 

them mot dong minh cua my muon mua rong lua s 400 nga
Xe phóng đạn thuộc tổ hợp S-400 Nga. Ảnh: TASS.

"Chính phủ Iraq đã quyết định mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-400", đại sứ Iraq tại Nga Haidar Mansour Hadi hôm qua phát biểu trong một cuộc họp báo tại thủ đô Moskva. Đây là đồng minh tiếp theo của Mỹ, sau Thổ Nhĩ Kỳ, muốn sở hữu tổ hợp phòng không hiện đại này của Nga.

Phòng không Iraq hiện nay chỉ biên chế các vũ khí tầm ngắn như Pantsir-S1 và tên lửa vác vai của Nga, cùng một số hệ thống MIM-23 Hawk và AN/TWQ-1 "Avenger" do Mỹ sản xuất. Việc trang bị tên lửa S-400 sẽ tăng đáng kể năng lực phòng thủ cho quân đội Iraq, giúp lực lượng này quản lý không phận tốt hơn và giảm tải cho phi đội tiêm kích F-16IQ trong tương lai.

Iraq từng biên chế nhiều vũ khí hiện đại của Liên Xô, nhưng chuyển dần sang khí tài Mỹ sau khi chính quyền cựu tổng thống Saddam Hussein bị lật đổ trong chiến dịch quân sự do Washington phát động năm 2003. Chính quyền thân Mỹ ở Baghdad gần đây bắt đầu tái trang bị nhiều vũ khí của Nga, trong đó có việc từ bỏ xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abrams để biên chế hơn 60 chiếc T-90S.

Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên của NATO và là đồng minh thân cận với Mỹ, trước đó đã ký hợp đồng trị giá 2,5 tỷ USD mua tên lửa S-400 của Nga, bất chấp những phản đối gay gắt và cả những đe dọa từ Mỹ. Washington đáp trả bằng cách tuyên bố sẽ hủy hợp đồng mua tiêm kích F-35 của Ankara, nhưng Thổ Nhĩ Kỳ vẫn quyết tâm theo đuổi thương vụ S-400 với Nga.

Giới phân tích cho rằng S-400 có sức hấp dẫn với nhiều quốc gia, kể cả những đồng minh chủ chốt của Mỹ, bởi nó được đánh giá là một trong những vũ khí hiện đại nhất mà Nga đang sở hữu, có nhiều ưu điểm không xuất hiện trên các khí tài tương tự của phương Tây.

"Tên lửa S-400 có khả năng diệt mục tiêu một cách chính xác, theo dõi số lượng lớn mục tiêu tiềm tàng, kể cả máy bay tàng hình. Tổ hợp này còn có thiết kế module và độ cơ động cao, cho phép triển khai, phóng tên lửa, thu hồi và rời trận địa chỉ trong vòng vài phút", nhà nghiên cứu Siemon Wezeman thuộc Viện Nghiên cứu Hòa bình Stockholm (SIPRI) nhận định.

Vũ Anh (Theo TASS)

them mot dong minh cua my muon mua rong lua s 400 nga Trung Quốc vẫn phải nhờ Nga dạy khi đã vận hành S-400

Dù đã vận hành và bắn thử S-400 từ năm 2018 nhưng đến nay, kíp trắc thủ Trung Quốc vẫn phải nhờ chuyên gia Nga ...

them mot dong minh cua my muon mua rong lua s 400 nga Ông Erdogan điện đàm với ông Trump về thương vụ S-400

Ông Erdogan đã nói về ý tưởng thành lập một nhóm công tác liên quan thương vụ S-400.

Ngày đăng: 12:10 | 16/05/2019

/ VnExpress