Vẫn chưa thể tìm được lời giải cho bài toán taxi công nghệ trong khi loại hình này tiếp tục phát triển ào ạt và gây ra nhiều phản ứng trái chiều trong xã hội.

Trong đó tựu trung hai luồng quan điểm chính: một bên ủng hộ taxi công nghệ vì tiện lợi, giá rẻ, phục vụ tốt; bên còn lại đòi hỏi cần có sự công bằng về chính sách quản lý đối với cả hai loại hình.

Nếu chỉ xét dưới góc độ của người tiêu dùng thuần túy thì taxi công nghệ, cụ thể ở Việt Nam là Grab và Uber, hiển nhiên được chuộng. Ưu thế của loại hình dịch vụ này là không thể chối cãi. Không chỉ bởi những tiện ích mang lại cho hành khách nên được tin dùng, taxi công nghệ còn đắc lợi khi ngay lập tức "gãi đúng chỗ ngứa" của người tiêu dùng: tính đúng giá, thái độ phục vụ ân cần và lịch sự, xe mới hơn và êm hơn… Những điều này chẳng mấy khó nhưng trong một thời gian quá dài các hãng taxi truyền thống không chịu thay đổi, để cho đối thủ qua mặt rồi giờ ngồi đó... la làng!

Nhưng khi nhìn một cách toàn diện hơn thì cũng không nên quá dễ dãi với Grab và Uber. Luật pháp của nước sở tại phải được tuân thủ, nghĩa vụ đối với quốc gia Việt Nam phải được thực thi. Nói rõ hơn, Grab và Uber phải minh bạch hóa hoạt động thực chất của mình và phải đóng thuế đầy đủ.

Hẳn hầu hết mọi người đều đã một đôi lần thuê Grab hoặc Uber, thừa biết đây là loại hình kinh doanh vận tải bằng taxi ứng dụng công nghệ kết nối người có nhu cầu đi lại với người có phương tiện (tài xế). Hãng Grab và Uber quyết định toàn bộ, từ giá cước đến mức khuyến mãi; tăng/giảm giá; chỉ định tài xế; khen/phạt tài xế; áp mức chiết khấu (ăn chia) với tài xế; trong trường hợp khách thanh toán bằng thẻ tín dụng thì tài khoản bên nhận đích thị là Grab hay Uber; họ "ký" trực tiếp với các tài xế chứ chẳng có hợp đồng với HTX vận tải nào cả… Nói tóm lại, đó không phải là kinh doanh công nghệ mà chính xác là kinh doanh vận tải - như Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã khẳng định. Do vậy, Grab và Uber phải đóng thuế cho nhà nước theo loại hình kinh doanh vận tải bằng taxi.

Thế nhưng, trong thời gian thí điểm Đề án 24, Grab và Uber mặc sức tung hoành, có dấu hiệu vượt tầm kiểm soát của các bộ - ngành chức năng trong khi không thực hiện được những yêu cầu cơ bản như an toàn cho hành khách, chịu trách nhiệm về sự cố, đóng thuế đúng với lợi nhuận thực tế… Các hãng taxi truyền thống thì kêu gào còn các bộ - ngành hữu quan thì lúng ta lúng túng, không kết luận được taxi công nghệ sai hay đúng để mà phạt hay không phạt; mà không phạt được thì lấy đâu ra cớ để buộc dừng hoạt động hay nhẹ hơn là bắt phải tuân thủ điều kiện này, quy định kia.

Nói họ sai mà không chứng minh được và không phạt được họ, trong khi mình đang nắm trong tay chiếc "thẻ vàng", đó là lỗi của mình. Bộ GTVT đang soạn thảo nghị định thay thế Nghị định 86 về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô, dứt khoát phải đưa taxi công nghệ vào diện quản lý kín kẽ chứ không thả nổi như trước nay. Cũng không nên tư duy theo kiểu quản không được thì cấm. Làm gì cũng phải nghĩ đến lợi ích chính đáng của người tiêu dùng, gắn với quyền lợi nhà nước. Muốn vậy, chính sách phải chặt chẽ, minh bạch và công bằng.

the vang trong tay bo gtvt Việt Nam rốt ráo gỡ \'thẻ vàng\' của EC

Đại diện Tổng cục Thủy sản cho biết việc tháo dỡ "thẻ vàng" của EC đang được đẩy mạnh và cần sự hợp tác của ...

the vang trong tay bo gtvt Xóa thẻ vàng

Tháng 10/2017, Ủy ban châu Âu (EU) đã ra thông cáo “rút thẻ vàng” với các sản phẩm thủy hải sản của nước ta được ...

Ngày đăng: 15:20 | 10/03/2018

/ https://nld.com.vn